Truyện Cổ Long từng có câu luận rằng, khi so sánh bang phái cao thấp với nhau, người ta thường chỉ xét về phương diện lịch sự, thành tích và cống hiến cho giang hồ chứ không phải về võ công. Ai ai cũng hiểu rằng, võ công của từng phái đều có mạnh/yếu riêng, khắc chế lẫn nhau. Cái mà người này có thì người kia chưa chắc đã có, cái người kia có thì người này lại không có. Đem cái có và không có ra so sánh với nhau thì thật là mông muội. Tranh cãi về Cổ Long và Kim Dung, ai tài giỏi hơn cũng chính là việc mông muội, vô bổ như thế đấy.
So sánh bút pháp Cổ Long và Kim Dung là việc vô bổ
Cổ Long viết về sự cô độc, Kim Dung lại miêu tả chốn giang hồ đầy tình bằng hữu
Hiệp khách Kim Dung thường vướng bận bởi rất nhiều sợi dây liên kết, họ vẫn chưa dứt khỏi thứ được gọi là nhân tình thế thái. Từ cha mẹ, sư đồ, bằng hữu, huynh đệ, gia tộc, giang hồ, đủ các loại quan hệ mà mỗi hiệp khách của chúng ta phải đối mặt.
Hiệp khách Kim Dung cũng thường có lai lịch rất rõ ràng, từ những người bình thường, họ bị đẩy và chốn giang hồ để trở thành bất phàm. Vượt qua muôn vàn sóng gió, trắc trở , mỗi hi vọng họ mang theo, mỗi cạm bẫy họ vượt qua, mỗi lần trưởng thành mà họ chấp nhận đều được thể hiện rất rõ.
Bộ Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung chứa rất nhiều những mối quan hệ phức tạp
Hiệp khách Cổ Long lại ngược lại, không có lai lịch rõ ràng, tựa như những vì sao lẻ loi, từ khi trời đất bắt đầu, khi mà cánh cửa giang hồ mở ra thì họ đã ở trong đó rồi. Họ đi mãi, đi mãi nhưng lại không tìm được cái đích đến cho cuộc đời, cứ mãi lang bạt khắp nơi, một sự cô độc vừa buồn, vừa "lạnh".
Hiệp khách Cổ Long cũng chẳng xử lý các mối quan hệ xã hội phức tạp, rắc rối. Cuộc đời họ chỉ có duy nhất sinh tồn và tử vong. Hình ảnh quen thuộc mà Cổ Long thường khai thác là giường ngủ, quán rượu và đỉnh núi: "nằm ngủ trên giường, xã giao trong quán rượu, quyết chiến trên đỉnh núi". Người mà họ đối mặt cũng chỉ có ba loại: "bằng hữu, kẻ thủ, và người qua đường".
Trong khi đó, nếu nhìn vào nhân vật Lục Tiểu Phụng bên Cổ Long, độc giả chỉ cảm thấy tiêu dao tự tại
Cổ Long là ánh trăng, Kim Dung là mặt trời
Trong khi hiệp khách Kim Dung được miêu tả như những vị anh hùng, võ sĩ chói lọi như mặt trời thì hiệp khách Cổ Long lại lui mình về bóng đêm, đến không ai biết, đi không ai hay.
Các trận chiến vĩ đại nhất trong tiểu thuyết Kim Dung như ở thành Tương Dương, núi Hoa Sơn, đỉnh Quang Minh… đều diễn ra vào ban ngày. Người có võ công gần như tối thượng là Đông Phương với bộ Quỳ Hoa (hoa mặt trời). Dường như tất cả mọi thứ đều chỉ hướng về mặt trời vậy.
Quách Tĩnh hay Tiêu Phong đều là những bậc đại anh hùng, chói lóa như mặt trời
Hiệp khách Cổ Long lại hướng về đêm trăng. Vào ban ngày, họ ẩn mình, chỉ xuất hiện khi mặt trời xuống núi, ánh trăng chiếu rọi. Chính như A Phi là con sói dưới đêm trăng, Tây Môn Xuy Tuyết là tảng băng dưới đêm trăng, Lục Tiểu Phụng là tinh linh dưới đêm trăng, Lý Tầm Hoan là thần dưới đêm trăng.
Lý Tầm Hoan - vị thần dưới đêm trăng
Cổ Long viết đao, Kim Dung viết kiếm
Kiếm là vua của các loại binh khí, sắc bén, cao quý, tao nhã, cân đối, hiệp khách Kim Dung chỉ thiên về kiếm. Trong 14 bộ tiểu thuyết thì chỉ có duy nhất 3 bộ mà đao chiếm vai chính: Tuyết Sơn Phi Hồ, Phi Hồ Ngoại Truyện, Uyên Ương Đao, còn lại thì đều là thiên hạ của kiếm.
Trái ngược với kiếm, đao lại mang khí chất của chữ cuồng, thô lỗ, bạo lực, dứt khoát. Hiệp khách Cổ Long suy cho cùng lại là giang hồ thuộc về đao khách.
Truyện Kim Dung là thiên hạ của kiếm
Có thể thấy, trong tiềm thức, Cổ Long coi những người dùng kiếm là giả tạo, xem thường người khác, tự phụ. Loại nhân vật mà ông thích viết nhất là con cháu danh gia khoác theo bảo kiếm, không biết trời cao đất dày sau đó bị người ta đánh cho tỉnh mộng. Những thanh đao cao ngạo chính là sinh ra để phá vỡ cái thế giới lập dị ấy.
Cứ để ý xem, Lý Tầm Hoan dùng phi đao hấp dẫn hơn A Phi dùng kiếm, Tiêu Thập Nhất Lang dùng đao đặc sắc hơn Liên Thành Bích dùng kiếm, ngay cả Tây Môn Xuy Tuyết - nhân vật mà Cổ Long mất công nhào nặn cũng khó có thể sánh với vị đao khách cô độc Phó Hồng Tuyết về sự sâu sắc, phức tạp, lay động lòng người.
Tài phóng phi đao không bao giờ trượt (Lệ Bất Hư Phát) của Lý Tầm Hoan
Hai trường phái đối lập tạo ra những bức tranh khác biệt về chốn võ lâm, giang hồ
Có ý kiến từng cho rằng, nếu như truyện Cổ Long là một bát phở thì truyện Kim Dung chính là cơm. Phở tuy ngon hơn cơm nhưng lại hết nhanh, để lại cảm giác thèm thuồng, tiếc nuối. Cơm thì chúng ta ăn cả đời nhưng sẽ có lúc chán, đôi khi lại phải đổi món.
Cổ Long và Kim Dung vốn dĩ khó mà so sánh với nhau được vì giang hồ, võ lâm mà họ tạo ra hoàn toàn khác biệt. Nói tóm gọn lại chính là:
Kim Dung: bằng hữu, mặt trời, kiếm.
Cổ Long: cô độc, ánh trăng, đao.
Một số hình ảnh trong bài được lấy từ tựa game Cổ Long Quần Hiệp Truyện (Cổ Long Quần Hiệp 2). Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu tại ĐÂY.
(Nguồn: Internet)