Hãng trò chơi điện tử của Mỹ đã bày tỏ sự cảm ơn tới người chơi Trung Quốc trên Weibo và cho biết họ đang tìm kiếm cơ hội để đưa các trò chơi của mình như World of Warcraft và Diablo trở lại với người chơi. Trong khi đó, có tin đồn rằng Tencent có khả năng sẽ hợp tác với Blizzard. Nhiều nguồn tin cho biết hãng Tencent đã “xuống giá” và muốn ký hợp đồng với Blizzard có thời hạn phát hành game 1 năm. Phía Tencent vẫn chưa đưa ra xác nhận và trả lời chính thức về vấn đề này.
Một nhà phân tích nói rằng “việc tiếp quản doanh nghiệp cần phải xin lại giấy phép và do đó khả năng bên thứ ba tiếp quản là rất khó”. Vào năm 2021, tổng cộng 755 giấy phép đã được cấp, 679 trò chơi tại Trung Quốc và 76 trò chơi ở nước ngoài, trong đó giấy phép sau này giảm 46,26% so với năm 2020. Các trò chơi ở nước ngoài ước tính phải chờ ít nhất 3 tháng mới có thể phát hành tại đại lục.
Theo truyền thông, nhà phát hành Trung Quốc NetEase đang đàm phán với Microsoft để lấy lại nhượng quyền với giá 1/5 tổng giá trị. Trong khi hãng Perfect World, nhà phát hành trò chơi Counter-Strike Global Offensive tại Trung Quốc, cho biết họ có ý định vận hành những trò chơi của Blizzard và luôn quan tâm đến việc tiếp cận Blizzard trong tương lai.
Trước đó, NetEase và Blizzard Entertainment có kế hoạch chấm dứt quan hệ đối tác 14 năm, chấm dứt nguồn doanh thu chính của công ty Trung Quốc và tạm dừng dịch vụ đối với một số trò chơi phổ biến tại Hoa lục, là những game của Blizzard được biết đến rộng rãi. Nếu không đạt được thoả thuận cuối cùng nào những game như StarCraft, Diablo, Overwatch và World of Warcraft sẽ không còn xuất hiện tại Trung Quốc nữa. Blizzard sẽ đình chỉ hầu hết các dịch vụ trò chơi trực tuyến ở Trung Quốc đại lục từ ngày 23 tháng 01. Việc bán trò chơi cũng sẽ tạm dừng trong những ngày tới.
Ngoài các điều khoản tài chính, các điểm mấu chốt trong đàm phán giữa NetEase với hãng game của Mỹ là quyền sở hữu tài sản trí tuệ và quyền kiểm soát dữ liệu của hàng triệu người chơi trên khắp Trung Quốc. NetEase nói khó đáp ứng được những yêu cầu mới của Blizzard.
Căng thẳng chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến dữ liệu người dùng trở thành một vấn đề nhức nhối. Nền tảng video ngắn TikTok, do ByteDance của Trung Quốc điều hành, đã bị các chính trị gia Mỹ chỉ trích là mối đe dọa an ninh quốc gia và phải chặn tường lửa giữa người dùng.