Tư Mã Ý có thể xem là kỳ phùng địch thủ lớn nhất trong cuộc đời cầm quân của Gia Cát Lượng. Y cũng là người giúp cho tập đoàn Tào Ngụy đứng vững trước nhiều lần Bắc phạt của Khổng Minh. Tư Mã Ý có thể không “xuất quỷ nhập thần”, “hô mưa gọi gió Đông” như Gia Cát Lượng song nói về mưu trí, sách lược và những toan tính chính trị thì Trọng Đạt không hề thua kém Khổng Minh.
Một trong những lần đối đầu đáng nhớ nhất giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý có lẽ phải kể đến lần Bắc phạt thứ nhất với kế sách Không Thành Kế nổi tiếng đến mức đi vào giai thoại. Câu chuyện và diễn biến xảy ra sự kiện này, hẳn độc giả Tam Quốc Diễn Nghĩa không còn xa lạ. Tóm lược lại là Khổng Minh chỉ dùng một cây đàn nhỏ, ngồi trên Tây Thành gảy đàn mà xua đuổi được 15 vạn đại quân đang hừng hực khí thế của Tư Mã Ý.
Nghe tiếng đàn, Tư Mã Ý lo ngại có mai phục nên không dám tiến quân mà hạ lệnh rút lui. Nhưng sự thật có đúng là như vậy hay không? Có đúng là Tư Mã Ý nghe tiếng đàn bình tĩnh đến lạ của Gia Cát Lượng mà lo ngại việc có mai phục trong thành? Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có nói, khi Tư Mã Ý ra lệnh rút quân, Gia Cát Lượng liền thốt lên “Trời xanh cứu ta, Tư Mã Ý thật hiểu ta” khi chỉ cần nghe tiếng đàn mà đoán biết được sự tình.
Nhưng có một sự thật là, với 15 vạn đại quân trong tay, Tư Mã Ý thừa sức san bằng Tây Thành và lấy mạng luôn cả Gia Cát Lượng, từ đó dễ bề thôn tính Thục Hán, nhưng y không làm vậy. Tư Mã Ý hiểu rằng thời điểm đó y không thể xuống tay với Gia Cát Lượng bởi sự đấu tranh quyền lực của tập đoàn Tào Ngụy có thể nuốt chửng Tư Mã Ý ngay sau khi đạt được mục đích là kết liễu được kẻ địch lớn nhất mang tên Gia Cát.
Nếu Khổng Minh chết, Thục Hán sớm muộn cũng bị thôn tính và chắc chắn Tư Mã Ý cũng sẽ bị những toan tính chính trị đè bẹp. Còn Gia Cát Lượng là còn Tư Mã Ý, nhất là vào thời điểm mà thế lực trong triều của Tư Mã Ý vẫn chưa lớn. Hãy nhớ, trong suốt nhiều lần Bắc phạt, Tư Mã Ý luôn ở trong tư thế phòng thủ bởi lẽ y muốn duy trì thế cục chân vạc bởi muốn tích lũy quyền lực của mình cũng như hậu duệ sau này.
Nên nhớ, Tào Tháo không ít lần lo ngại về cái trí của Tư Mã Ý nên đây cũng có thể là một phần lý do khiến cho Tư Mã Ý không muốn “toàn lực” thôn tính Thục Hán từ sớm, bởi nếu làm như vậy thì khả năng đã không có nhà Tấn sau này.
Những sách lược trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, những cuộc đấu trí giữa các bậc thầy chiến thuật trong thời đại này luôn là đề tài được các nhà làm phim, làm game khai thác triệt để. Trong thời gian tới, một tựa game Tam Quốc nữa sẽ được phát hành tại thị trường Việt Nam. Được biết, đó là một sản phẩm SLG kết hợp với RTS, nơi game thủ có thể thoải mái thể hiện những tinh hoa chiến thuật và toan tính của mình trong thế cờ Tam Quốc.
Sản phẩm đó là Tân Ngọa Long – VNG, sản phẩm game chiến thuật sắp được phát hành bởi VNG tại thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới, hứa hẹn sẽ tạo nên một làn gió mới cho thể loại game chiến thuật hardcore, vốn luôn có một tập người chơi trung thành tại Việt Nam.