Thượng nghị sĩ Nhật Bản: “Anime và game là cội nguồn tội ác”

Sau vụ thảm sát 9 mạng người xảy ra mới đây tại Nhật, vị Thượng Nghị Sĩ đã có những cáo buộc cho rằng Anime chính là cội nguồn thúc đẩy tên sát nhân hành động vô nhân tính.

Những ngày vừa qua, không chỉ có người dân ở đất nước mặt trời mọc, mà dư luận quốc tế đang đặc biệt quan tâm tới Takahiro Shiraishi, 27 tuổi ở thành phố Zama, phía Tây Nam thủ đô Tokyo, Nhật Bản với tội danh giết người hàng loạt với cách thức vô cùng man rợ. Hàng loạt các cuộc họp báo lớn nhỏ đã được tổ chức để trần tình, phân tích sự việc cũng như trấn an người dân. Mọi chuyện sẽ không có gì để nói cho đến khi một trong số những lãnh đạo cấp cao của đất nước này lên tiếng khẳng định: Anime và game chính là cội nguồn thúc đẩy tên sát nhân hành động vô nhân tính.

 Chân dung Thượng nghị sĩ Yamamoto

Chân dung Thượng nghị sĩ Yamamoto

Chủ nhân của phát ngôn này là Thượng nghị sĩ Yamamoto tại buổi họp báo vào hôm chủ nhật 8/11. Cụ thể, vị nghị sĩ này nói: "Nói một cách đơn giản, tôi nghĩ rằng Shiraishi (hung thủ của vụ án) thực hiện hành vi này như là đang chơi game vậy. Hắn ta đã không thể phân định rạch ròi giữa thực tế và thế giới ảo. Gần đây, cũng có những anime với cốt truyện đầy quái gở như những gì hắn đã làm. Tôi cảm thấy hắn bị ảnh hưởng nặng nề từ những thứ như vậy". Vị Thượng nghị sĩ cũng đề xuất ý kiến tăng cường giám sát các sản phẩm có những cảnh nhạy cảm hoặc gây sốc nhằm hạn chế sự tiếp xúc của người xem với các ấn phẩm “độc hại” này. Đây không phải là lần đầu tiên game và anime bị cho "lên thớt".

 Danganronpa V3 cũng đã từng bị cấm tại Hàn Quốc sau vụ án của một thành viên trong câu lạc bộ Danganronpa dù hai sự việc không hề liên quan đến nhau

Danganronpa V3 cũng đã từng bị cấm tại Hàn Quốc sau vụ án của một thành viên trong câu lạc bộ Danganronpa dù hai sự việc không hề liên quan đến nhau

Ngay khi phát ngôn này của Ichita Yamamoto được đăng lên, những cuộc tranh luận đã kịch liệt nổ ra, và nhiều người đã phản ứng lại gay gắt vì Shiraishi chưa bao giờ có cái gọi là “liên quan” tới game và anime hay thậm chí hắn còn chẳng liên quan gì đến Otaku cả. Họ cho rằng ông đã quá nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của anime trong khi các loại hình giải trí các cũng không hề thiếu những cảnh bạo lực, giết người tàn độc! Bởi vì Ichita Yamamoto là người đứng đầu Ủy ban Cool Japan – một chương trình của Chính phủ để tài trợ anime và các hình thức khác của văn hoá Nhật Bản nhằm mục đích “xuất khẩu” do vậy nên phát ngôn này đã gây nên một sự hiểu nhầm “nặng nề”.

Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ đó, không lâu sau đó Thượng nghị đã đã phải đích thân lên tiếng xin lỗi vì phát ngôn của mình. Lời xin lỗi được đăng trên blog chính thức của Yamamoto.

"Gửi đến những nhà sản xuất anime, cũng như những người hâm mộ anime, tôi muốn nói rằng phát ngôn của mình là rất bất lịch sự và nó không đại diện cho phát ngôn của tôi trong vai trò của tôi - người đứng đầu Cool Japan và là thành viên Đảng Dân chủ Tự do.

Đối với tất cả những người có liên quan và những người yêu thích anime, tôi thật sự rất xin lỗi! Tôi sẽ cẩn thận để không bao giờ phát ngôn ra những điều vô căn cứ như thế nữa".

 Lời xin lỗi của Thượng nghị sĩ đến các fane anime trên trang blog cá nhân

Lời xin lỗi của Thượng nghị sĩ đến các fane anime trên trang blog cá nhân

Tạm bỏ qua vụ án thì rõ ràng phát ngôn của vị thượng nghị sĩ này là hoàn toàn phiến diện và mang tính quy chụp, chưa có chứng minh căn cứ rõ ràng nên khiến cộng đồng dậy sóng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Manga/anime từ rất lâu đã trở thành nguồn giải trí thiết yếu thậm chí trở thành một phần tuổi thơ của triệu triệu người. Cũng như các loại hình văn hóa khác, anime ca ngợi cái đẹp, đề cao tính nhân văn, tình bạn, tình yêu thương, sự tin tưởng. Từ những triết lý bình dị mà sâu sắc, anime chiếm một vị trí không nhỏ trong văn hóa Nhật Bản, và một vị trí không thể thay thế trong lòng những người yêu thích loại hình này, với mọi lứa tuổi.

Thượng nghị sĩ Nhật Bản: “Anime và game là cội nguồn tội ác”

Thậm chí vào hồi tháng 06 vừa qua, bộ truyện Captain Tsubasa (từng được phát hành tại Việt Nam với cái tên Subasa) đã được dịch sang tiếng Arab và được tặng cho trẻ em Syria trong các trại tị nạn trên khắp Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Đông. Các em đã vô cùng bất ngờ và hạnh phúc trước món quà độc nhất vô nhị này. Ngày nay manga/anime còn được phủ sóng rộng rãi đến hàng loạt các lĩnh vực khác như thời trang, âm nhạc, điện ảnh… Một minh chứng khác chính là số lượng game lấy đề tài manga/anime ngày càng nhiều và gặt hái được những thành công rực rỡ.

 Các tựa game lấy đề tài manga/anime luôn được cộng đồng nhiệt tình đón nhận bởi tính giải trí là giá trị tinh thần của chúng

Các tựa game lấy đề tài manga/anime luôn được cộng đồng nhiệt tình đón nhận bởi tính giải trí là giá trị tinh thần của chúng

Riêng tại Việt Nam thì Manga GO đang được biết đến như là cộng đồng game thủ yêu thích manga/anime đông vui nhất hiện nay và mang lại những giá trị tinh thần quý giá dành cho tất cả các người chơi. Đây là tựa game anh hùng hội tụ đầu tiên trên smarphone, sở hữu những nhân vật quen thuộc trong các bộ truyện tranh Nhật Bản như Naruto, Songoku, Luffy... Trong Manga GO, nhiều cảnh tượng “không thể tin nổi” sẽ xảy ra như Luffy chiến đấu cùng “bố già” Râu Trắng hay Nami, Chopper trở thành đồng đội của Buggy và Râu đen. Không những vậy, bạn sẽ được sống lại tuổi thơ cùng nhiều khung cảnh đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt trong các bộ truyện tranh manga.

Trang chủ: Dautruongmanga.vn

Tải phiên bản iOS/Android tại ĐÂY

Hiện tại, vụ án đã được khép lại và sau lời xin lỗi trên của vị Thượng Nghị Sĩ, cộng đồng manga/anime thế giới nói chung và Nhật bản nói riêng cũng đã phần nào nguôi giận. Tuy nhiên đây cũng là một biến cố, nhắc nhở mỗi người hâm mộ cần cảnh giác và sống đúng mực với đam mê của mình, gianh giới giữa đúng và sai có thể cách nhau chỉ bằng một trang truyện mà thôi.