1. Nhà sáng lập Nexon Kim Jung-Ju qua đời
Ngày 01/03/2022, Nexon, công ty game lớn nhất Hàn Quốc, xác nhận nhà sáng lập Nexon Kim Jung-Ju đã qua đời tại Hawaii, Mỹ vào ngày 28/02, hưởng thọ 54 tuổi. Sau vụ việc, các tổ chức ngành công nghiệp trò chơi và Internet của Hàn Quốc, thậm chí cả NCSoft, bày tỏ thương tiếc, gửi lời chia buồn đến gia quyến. Tin tức này ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng ngay cả với cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Đầu tháng 09, thủ tục thừa kế cổ phiếu của Kim Jung-Ju đã hoàn tất. Vợ của cố CEO đồng thời là giám sát viên của Nexon Corp và hai con sẽ được thừa kế tổng cộng 196.000 cổ phiếu của NXC sau khi thanh toán thuế bất động sản trả góp.
2. Wemix bị hủy niêm yết
Vào ngày 24 tháng 11, nền tảng trò chơi blockchain Wemix của Wemade đã được DAXA, một cơ quan tư vấn trao đổi tài sản kỹ thuật số của Hàn Quốc, yêu cầu hủy niêm yết.
Những lý do mà DAXA đưa ra là việc lưu hành Wemix đã công bố của Wemade là sai sự thật nghiêm trọng, thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư là không đầy đủ, dữ liệu được gửi trong thời gian giải thích là không chính xác và niềm tin đã bị tổn hại. Mặc dù Wemade ngay lập tức phản ứng với quyết định này nhưng vào ngày 07 tháng 12, tòa án Hàn Quốc đã chặn đứng giao dịch.
Vào lúc 3 giờ chiều ngày 08 tháng 12, Wemix đã bị hủy niêm yết khỏi sàn giao dịch Hàn Quốc như thông tin trước đó dự báo. Sau khi nhận được thông báo hủy niêm yết, Wemix, trước đó được giao dịch ở mức khoảng 2.200 won, đã giảm mạnh hơn 70% xuống còn 600. Sau đó, khi việc hủy niêm yết được xác nhận vào ngày 07 tháng 12, giá của Wemix đã giảm xuống còn 200 won.
3. Sửa đổi luật trò chơi
Nội dung của luật sửa đổi này là bắt buộc tiết lộ thông tin vật phẩm trò chơi. Như đương kim Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol trước khi nhậm chức đã đưa ra lời hứa quan trọng trong lĩnh vực game là yêu cầu các công ty game công khai đầy đủ thông tin về game có yếu tố gacha để công chúng có thể giám sát trực tiếp hành vi không công bằng của các công ty trò chơi. Trong năm qua, vấn đề đã trở thành một chủ đề thảo luận trong ngành công nghiệp game Hàn Quốc.
Ngày 20/12, Bộ Văn hóa Hàn Quốc đã có cuộc họp xem xét Luật Game sửa đổi, yêu cầu công khai thông tin về các hạng mục xác suất trong game nhưng không được thông qua. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Hàn Quốc, Ủy ban Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc có kế hoạch thảo luận lại việc sửa đổi luật trò chơi như một ưu tiên hàng đầu.
4. Người chơi Hàn Quốc biểu tình Kakao Games
Là trò chơi phổ biến nhất tại Hàn Quốc vào mùa hè 2022, Uma Musume: Pretty Derby do Kakao Games đại diện phát hành đã khiến người chơi Hàn Quốc tức giận vì sự chậm trễ trong việc xác nhận sự kiện PvP mới Championship Club hai tháng sau khi trò chơi ra mắt. Game thủ tỏ ra bất bình với sự chậm trễ này.
Ngay trong sáng 29/08, tại thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi-do (tỉnh), Hàn Quốc, dàn người chơi Uma Musume: Pretty Derby đã thuê xe diễu hành qua các tuyến phố với tấm biển đánh giá 1 sao game này trước ngực kèm dòng chữ ”công ty vô trách nhiệm” chỉ Kakao Games. Sau vụ việc, giá cổ phiếu của Kakao giảm mạnh 3 lần trong một tháng, giảm 12,8%. Đội ngũ quản lý của Kakao Games cũng đã phải cử giám đốc bộ phận kinh doanh và 5 giám đốc điều hành khác của công ty tổ chức buổi giải thích rõ vấn đề nhằm xoa dịu người chơi.
5. Sự kiện game G-Star lớn nhất Hàn Quốc trở lại sau 2 năm
Sau hai năm vì dịch bệnh, triển lãm game lớn nhất Hàn Quốc G-Star đã chính thức trở lại được tổ chức offline và khai mạc tại trung tâm BEXCO ở Busan, Hàn Quốc vào ngày 17 tháng 11. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Game Hàn Quốc, đơn vị tổ chức G-Star, năm 2022 có 987 công ty đến từ 43 quốc gia trên thế giới tham gia triển lãm. Số lượng gian hàng lên tới 2947, nhiều hơn gấp đôi so với năm ngoái.
G-Star năm nay cũng thu hút hơn 180.000 khách tham dự, tuy không cao bằng con số 240.000 người của G-Star năm 2019 nhưng đã gấp 6 lần lượng người tham gia G-Star năm 2021.