Văn hóa thần tượng của fan game: Khiến tuyển thủ "mát mặt" cũng có thể là áp lực vô hình!

Được fan đồng hành và ủng hộ là hạnh phúc của các tuyển thủ trên hành trình thi đấu.

Khán giả, người hâm mộ là yếu tố quan trọng quyết định không nhỏ đến việc cộng đồng game mạnh hay yếu. Sự ủng hộ của bộ phận này cũng tác động lớn đến tâm lý của tuyển thủ khi thi đấu. Chúng ta từng chứng kiến nhiều màn ăn mừng chiến thắng ngọt ngào của các tuyển thủ cùng fan của họ nhưng cũng không quên những áp lực mà người hâm mộ vô tình tạo ra cho thần tượng của mình.

Theo đó, thời gian gần đây, fan Liên Quân liên tục khiến cộng đồng và các tuyển thủ nức nở khi thể hiện tình yêu mến của mình thông qua những món quà "chất như nước cất". Một fan nữ đã "bạo tay" chi tiền khủng mua tặng tuyển thủ đường giữa của V Gaming một ngôi sao đôi trên bầu trời, khắc tên "V Gaming Maris".

Văn hóa thần tượng của fan game: Khiến tuyển thủ "mát mặt" cũng có thể là áp lực vô hình! - Ảnh 1.

Không chịu thua, người hâm mộ của Saigon Phantom cũng lập tức gây chú ý khi tặng cho đội tuyển mà mình yêu thích một mảnh đất trên Mặt Trăng. Khu vực mà fans mua đất cho Saigon Phantom có tên là "Lake Of Happiness" với mong muốn những điều hạnh phúc, tốt đẹp nhất sẽ đến với các chàng tuyển thủ trẻ của Liên Quân Việt Nam.

Văn hóa thần tượng của fan game: Khiến tuyển thủ "mát mặt" cũng có thể là áp lực vô hình! - Ảnh 2.

Không những thế, nhằm khích lệ tinh thần các tuyển thủ, fangirl Liên Quân sau đó liên tục book màn hình LED tại những địa điểm trung tâm để cổ vũ như: Trung tâm Thương mại MBK tại thủ đô Bangkok, Thái Lan thậm chí là Quảng trường thời đại Times Square, đại lộ thương mại sầm uất, hiện đại bậc nhất nước Mỹ. Đây chính là những món quà vô cùng giá trị về mặt tinh thần dành cho các đội tuyển Liên Quân.

Văn hóa thần tượng của fan game: Khiến tuyển thủ "mát mặt" cũng có thể là áp lực vô hình! - Ảnh 3.
Văn hóa thần tượng của fan game: Khiến tuyển thủ "mát mặt" cũng có thể là áp lực vô hình! - Ảnh 4.

Điều gì cũng có hai mặt. Là những chàng trai "quốc dân", các tuyển thủ cũng từng là nạn nhân của văn hóa thần tượng tiêu cực.

Hồi tháng 8 năm ngoái, cộng đồng LMHT hẳn còn nhớ vụ việc, T1 liên tục bị fan cuồng tấn công. Trong số đó, phải kể đến bức tâm thư lan truyền trên mạng xã hội và hai chiếc xe tải được gửi đến nhà thi đấu LoL Park ở các trận đấu có sự hiện diện của Faker và đồng đội. Đây được xem là những cuộc biểu tình của một bộ phận fan T1 nhằm yêu cầu Ban lãnh đạo của đội có những sự khẩn cấp thay đổi nhân sự trên băng ghế huấn luyện.

Văn hóa thần tượng của fan game: Khiến tuyển thủ "mát mặt" cũng có thể là áp lực vô hình! - Ảnh 5.

Thời điểm đó, Joe Marsh (CEO T1) phải lên tiếng đáp trả những yêu sách từ phía một bộ phận fan cuồng. Ông nêu bật quan điểm: "Những fan cuồng không đại diện cho 1 triệu fan T1 toàn thế giới".

Bên cạnh đó, ông cũng thể hiện sự bức xúc của mình khi nói về tình trạng tuyển thủ của mình bị fan cuồng tấn công sau chuỗi trận thi đấu thảm hại: "Tôi nghĩ ở Hàn Quốc thì việc fan biểu tình đã là 1 kiểu văn hóa và tôi không bận tâm đến điều này. Điều tôi quan tâm là nhiều fan đã cố tình rình mò tuyển thủ của tôi, cố gắng xin các tuyển thủ của tôi chụp ảnh hay đi theo họ suốt cả quãng đường về, hay rình rập bên ngoài trụ sở của chúng tôi. Và điều này hoàn toàn chẳng hay ho gì".

Văn hóa thần tượng của fan game: Khiến tuyển thủ "mát mặt" cũng có thể là áp lực vô hình! - Ảnh 6.

Rơi vào những tình huống này, tuyển thủ lo lắng, không dám ra ngoài, luôn cảm thấy không đáp ứng được kỳ vọng của người hâm mộ. Dễ thấy, văn hóa thần tượng cực đoan như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tuyển thủ.