Những câu chuyện lịch sử như Tam Quốc Diễn Nghĩa không đơn thuần chỉ kể lại tình hình lịch sử thời bấy giờ, mà hậu thế sau này còn xem đó là bài học “đối nhân xử thế”, sử dụng người tài,… Đến bây giờ, vẫn còn nhiều luồng tranh cãi, nghi vấn vì sao các bậc đại tài trong Tam Quốc có đầy đủ trí dũng – mưu cao nhưng vẫn không hoàn thành được đại nghiệp thống nhất Tam Quốc?
Viên Thiệu: ngậm thìa vàng nhưng quá tự kiêu
Viên Thiệu được xem là thế lực quân phiệt hùng mạnh nhất Tam Quốc thời bấy giờ. Ông được sinh ra trong một gia đình có “số má” trong triều đình khi 4 đời đều nắm giữ những chức vị trọng yếu của đất nước. Có thể nói Viên Thiệu sinh ra đã ngậm thìa vàng, con đường tương lai sáng lạng, phước phần không phải dạng vừa đâu. Trong thời gian đương sinh, y cai quản phía Bắc Trung Hoa, quân lương nhiều vô số kể, được dân chúng thương yêu vì chính sách cai quản khá ôn hòa.
Tào Tháo từng nhận xét về Viên Thiệu như sau: “ Viên Thiệu chí lớn nhưng trí nhỏ, hung hãn nhưng gan bé, nghi kỵ nhỏ nhen, nhân duyên không ra gì. Nội bộ Viên Thiệu binh nhiều nhưng lộn xộn, tướng kiêu nhưng khó thống nhất”. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để độc giả hình dung ra được tính cách của vị tướng tài này.
Tuy có tài dụng binh, chí lớn nhưng Viên Thiệu lại khá tự kiêu, xem trời bằng vung. Dù cho y sở hữu khá nhiều tướng tài, ngay cả Lưu Bị cũng từng phò tá cho y thì kết cục Viên Thiệu cũng không thể xưng Vương. Kinh qua rất nhiều trận đánh đoạt Kí Châu, đánh Khăn Vàng, đánh Tào Táo, …nhưng cuối cùng cũng bại dưới tay Tào Tháo.
Tôn Quyền: bảo thủ nên mất cơ nghiệp
So với Viên Thiệu thì Tôn Quyền có gia thế có phần “khiêm tốn” hơn, nhưng danh tiếng của Tôn Quyền từ những năm thiếu niên đã được nhiều người chú ý. Có người còn nói rằng ông có tướng làm Vương, tuy tham vọng thiên hạ không lớn nhưng trị vì dân chúng lại hơn vạn người. Qua lịch sử Tam Quốc, hầu hết chúng ta có thể thấy chính sách đối ngoại của Tôn Quyền thường nhu hòa chứ không thích gây hấn.
Trong nhân gian tương truyền rằng: “Sinh con phải như Trọng Mưu, đừng như Cảnh Thăng”. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời nắm thiên hạ trong tay, Tôn Quyền vì tính bảo thủ của mình mà không nghe theo lời khuyên của các vị cao nhân phò tá, khiến nhà Ngô thua thiệt nhiều lần. Đỉnh điểm là cuối đời ông lập Tôn Lượng khi đó mới 8 tuổi lên làm thái tử khiến trên dưới triều đình hoang mang. Sau khi ông qua đời, nhà Tấn cũng lợi dụng lúc triều chính chưa có người tài tiếp quản và các vị tướng tài của nhà Ngô cũng không còn nữa, đã kéo quân đánh 5 phía Đông Ngô. Kết thúc triều đại nhà Ngô dưới tay Tư Mã Viêm.
Tào Tháo: đa nghi nên bị bức tử
Tào gia được đánh giá là một vị vua vừa có tài vừa có đức, nhưng phần lớn cuộc đời của ông là những lần thảo phạt chinh chiến khắp phương. Hành động “ phụng thiên tử để lệnh chư hầu” của ông đã khai sáng ra một tiền lệ mới cho nhiều đế vương khai quốc sau này. Đại Đường Tổ Lý Uyên cũng đã học tập Tào gia trên con đường lập nên nhà Đường hưng thịnh. Tuy nhiên, Tào Tháo lại vốn tính đa nghi nên y không tin bất cứ ai, khiến các trung thần bên cạnh cũng lần lượt ra đi. Đến cuối cùng ông bị bức tử vì chính tính đa nghi của mình khi giết chết thần y Hoa Đà. Một đời oai danh thiên hạ, tiếng tăm mà đến các đời sau vẫn còn phải nể phục, có người còn tôn kính phong Tào gia là “vua của các vị vua”, ấy thế mà đến cuối cùng vẫn đơn độc vì quá đa nghi.
Kết cục chung của các vị tướng tài trong Tam Quốc đều chưa hoàn thành được đại nghiệp thống lĩnh thiên hạ. Đại nghiệp dang dở ấy một lần nữa tái hiện tại Thần Long Tam Quốc. Với sứ mệnh đi tìm người mang căn cơ có khả năng thống nhất Tam Quốc, Thần Long Tam Quốc mở ra một vùng đất chiến tranh máu lửa để các anh hùng thảo phạt trổ tài mưu trí của mình.
Nếu đã kinh qua những chính sách trị vì của các bậc cao nhân đi trước, bạn muốn mình sẽ trở thành ai? Liệu bạn có phải là Chân Mệnh Thần Long, tiếp nối thiên chỉ lập nên đại nghiệp. Với tính năng PK chặt chém cực đã tay cùng gameplay cày cuốc, Thần Long Tam Quốc sắp ra mắt trong tháng 11 này, chính là nơi bạn trở thành vị Tân Vương trong tương lai.
Chi tiết tại:
Trang chủ: https://thanlong.vn/