Xung đột giữa các hãng trong ngành game diễn ra chủ yếu trên phương diện nào?

QUỐC TẾ_ Công ty luật Semenov & Pevzner mới đây đưa ra một báo cáo về những xung đột pháp lý trong ngành công nghiệp game.

QUỐC TẾ_ Công ty luật Semenov & Pevzner mới đây đưa ra một báo cáo về những xung đột pháp lý trong ngành công nghiệp game.

Bản đánh giá được thực hiện bởi Ekaterina Smirnova, đối tác quản lý của văn phòng Semenov & Pevzner tại St.Petersburg; Victoria Matveeva – luật sư của Semenov & Pevzner và Lidia Pecherina – trợ lý pháp lý của Semenov & Pevzner.

Theo các chuyên gia Ekaterina Smirnova, Victoria Matveeva và Lidia Pecherina, các mâu thuẫn, xung đột giữa các nhà sản xuất game trong 6 tháng qua chủ yếu dựa trên một số phương diện như:

+ Bản quyền nhãn hiệu
+ Sở hữu trí tuệ
+ Dữ liệu trò chơi

Mới đây, hãng Roblox đã giải quyết vụ kiện 200 triệu đô la từ các hãng âm nhạc vì vi phạm bản quyền. Trong một bài đánh giá trước đây, chúng tôi đã thông tin vào tháng 06 năm 2021, nhà phát hành âm nhạc NMPA đệ đơn kiện Roblox lên Tòa án Quận trung tâm của California, yêu cầu khoản thanh toán 200 triệu đô la từ công ty.

Roblox dính vào khá nhiều vụ lùm xùm.

Roblox dính vào khá nhiều vụ lùm xùm.

Cơ sở cho vụ kiện là Roblox bị cáo buộc vi phạm bản quyền lớn khi tạo một thư viện kỹ thuật số, phát bài hát thuộc sở hữu của họ và tính phí người dùng tải nhạc để đưa vào trò chơi.

Ban đầu, Roblox tuyên bố rằng họ không có động cơ và thu phí nào, muốn tìm kiếm sự công bằng nhờ tòa án. Vào ngày 27 tháng 09 năm 2021, Roblox đã công bố một thỏa thuận dàn xếp với NMPA.

Thông tin chi tiết về thoả thuận này không được tiết lộ, đặc biệt, thông tin về việc Roblox trả tiền bồi thường vẫn được giấu kín. Những gì được biết là công ty hiện đã sẵn sàng tham gia các hợp đồng hợp tác với các nhãn hiệu riêng lẻ là một phần của NMPA.

Hay một vụ việc khác tốn nhiều giấy mực của báo giới là đội ngũ mod GTA 3 và GTA Vice City chống lại vụ kiện vi phạm bản quyền. Cụ thể, vào cuối tháng 06 năm 2021, GitHub đã khôi phục quyền truy cập vào các kho lưu trữ đã bị xóa trước đó của GTA 3 và GTA Vice City (Re3 và reVC).

Take-Two vừa mua lại Zynga với giá gần 13 tỷ USD.

Take-Two vừa mua lại Zynga với giá gần 13 tỷ USD.

Nhưng vào tháng 09, Take-Two Interactive, công ty mẹ của nhà phát triển ban đầu Rockstar Games, đã đệ đơn kiện vi phạm bản quyền lên Tòa án Quận phía Bắc California chống lại nhóm lập trình viên (modder). Hãng tuyên bố rằng nhóm đã sao chép, điều chỉnh và phân phối mã nguồn cũng như nội dung khác trên nền tảng GitHub một cách có chủ ý ý mà không có sự cho phép từ công ty.

Nhóm modder GTA đã phản ứng lại đơn kiện từ nhà phát hành trò chơi, cho rằng những thay đổi mà họ thực hiện là được phép theo luật bản quyền. 4 người đứng sau dự án người hâm mộ Re3 và reVC GTA phản hồi bằng cách nói rằng sản phẩm của họ được bảo vệ theo nguyên tắc “sử dụng hợp lý”.

Trong đó, họ đã sửa chữa những sai sót mà nguyên đơn đã ngừng sửa chữa từ nhiều năm trước. Họ cũng cải thiện các trò chơi. Phiên toà vẫn đang diễn ra thu hút sự chú ý của dư luận.