Tuy nhiên, dấu ấn của Final Fantasy không chỉ ghi đậm trên các hệ máy Console, PC. Mà ngay cả các phụ bản của nó trên các hệ máy cầm tay cũng chẳng có chút dáng dấp “phụ” một tí nào cả. Mà ddeeufddeer lại dấu ấn đậm nét trên những chiến trường “tay ngang” mà series huyền thoại này đặt chân qua.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm lại 5 tựa game “phụ bản” đáng nhớ nhất của series Final Fantasy nhé
1/
Nếu các phụ bản thường là những bản Prequel, hoặc là những bản cốt truyện rẽ nhánh, xoay quanh nhân vật phụ… thì Revenent Wings lại là một hậu bản trực tiếp của Final Fantasy XII, lấy bối cảnh 1 năm sau những sự kiện trong FFXII, theo chân cặp đôi Vaan và Penelo giờ đã thành “Cướp biển bầu trời” thứ thiệt chứ chàng Vaan không còn chỉ luôn kề miêng câu nói “Ta sẽ trở thành một Cướp biển bầu trời” nữa.
Xa rời thế giới của phiên bản trước, chàng Vaan sẽ đặt chân tới khám phá Lemures, một lục địa bí ẩn trôi nổi với những kho tàng và câu chuyện đáng nhớ chờ đón Vaan cùng nhóm bạn. Không chỉ mang đến một vùng đất hoàn toàn mới mà Revenent Wings còn mang tới những nhân vật mới đầy cá tính không lẫn vào đâu được và nguyên một chủng tộc mới của những con người mang đôi cánh biết bay mang tên Aegyl sinh sống tại lục địa nổi Lemures, và một trong số đó sẽ trở thành một trong những nhân vật chính mới của game.
Không chỉ có cốt truyện, bối cảnh, nội dung tốt mà điều thực sự khiến Final Fantasy XII chính là Gameplay. Thay vì gameplay theo kiểu hành động theo lượt đặc trưng JRPG, Revenant đã chuyển hướng thành một tựa game Chiến thuật thời gian thực thực sự độc nhất trong cả series. Trong đó bạn điều khiển nhân vật của mình bằng bút Stylus trên màn hình cảm ứng DS để đánh chiếm, phòng giữ các cứ điểm trên bản đồ với các đơn vị quân khác nhau thuộc 3 chủng loại: lính cận chiến, lính tầm xa và quân bay.
2/
Lấy 2 nhân vật anh chính anh hùng, 2 nhân vật phản diện chính của mỗi phiên bản Final Fantasy rồi cho họ giao đấu với nhau trong một cốt truyện liên kết tất cả các phiên bản vốn độc lập từ trước tới nay lại. Có thể nói Dissidia là một niềm mơ ước thực thụ của mọi fan của dòng game Final Fantasy, mỗi trận chiến lại có hai nhân vật chiến đấu với nhau trong một đấu trường rộng lớn nơi cả hai có thể tùy thích di chuyển, né tránh và tấn công như mình muốn.
Chiều sâu chiến đấu được làm nên bởi hai dạng thức tấn công nhằm vào hai chỉ số hoàn toàn khác nhau đó là máu HP và điểm Dũng cảm – Bravery. Càng có nhiều điểm Bravery, bạn càng có thể ra những đòn tấn công dũng mãnh hơn. Và mỗi nhân vật lại có một lượng khá là đồ sộ khả năng đặc biệt, cấp độ, nhân vật hỗ trợ và đồ trang bị bản thân riêng với tiềm năng tạo nên bước ngoặt trong trận đấu.
Trái với phong cách hành động theo lượt, Dissidia là một tựa game đối kháng có nhịp độ nhanh, mạnh, đòi hỏi người chơi phải tập trung trong từng bước chân một. Và nhịp độ của Dissidia mang lại cho người chơi cảm giác khá là… bất tận bởi số lượng 31 nhân vật xuyên suốt từ Final Fantasy 1 đến bản 13 cùng tới 60 tiếng gameplay chỉ cho phần chơi đơn theo cốt truyện cùng phần chơi mạng đầy hứng thú của một tựa game sẽ khiến bạn phát rồ người lên vì sung sướng suốt một thời gian khá là dài đấy.
3/
Không chỉ là một “phụ bản” hay và chất lượng vượt ra ngoài các lằn ranh và định kiến. Mà với những gì đã đạt được, Final Fantasy VII: Crisis Core thực sự đã trở thành một huyền thoại mà ai biết đến tên cũng phải trầm trồ xuýt xoa chứ tuyệt rất í tai nhắc đến từ “phụ bản” khi nói tới tựa game này. Một trong những phiên bản hay và được yêu thích nhất cả Series.
Khám phá câu chuyện của Zack Fair, người bạn, người anh và đồng thời cũng là người đồng đội cũ của CLOUD thời còn phục vụ trong đơn vị đặc nhiệm SOLDIER. Zack là một trong những nhân vật thú vị, gây hứng thú, tò mò bậc nhất của bản Final Fantasy VII vì “thiếu đất diễn” nhưng chưa được phát triển, tìm hiểu tử tế. Và khi câu chuyện về Zack được vén màn trong bản Crisis Core, nó đã làm đắm say và lấy đi nước mắt của không biết bao người, dù ngay khi bắt đầu cuộc hành trình, mọi người đều biết rằng Zack rồi sẽ phải ra đi.
Không chỉ nói về Zack, Crisis Core cũng đi vào khám phá một trong những nhân vật phản diện ấn tượng nhất, một hình tượng của thế giới game, Sephiroth, từ thời anh ta còn phục vụ trong lực lượng SOLDIER. Bên cạnh đó cốt truyện cũng mang đến hai nhân vật rất quan trọng là bạn và đồng đội của Sephiroth, đàn anh của Zack, đó là Angeal và Genesis. Có thể nói, dù là bản Prequel nhưng Crisis có đã hoàn toàn làm lột xác thế giới của FFVII và mang đến cho các fan cái nhìn khám phá nội tâm về những nhân vật mà các fan từ lâu đã hằng yêu thích, cũng như tạo nên một câu chuyện đầy cuốn hút làm nền tảng cho câu chuyện trong Final Fantasy VII xảy ra.
Về Gameplay, Crisis Core cũng đi một hướng đi hoàn toàn khác FFVII và những phiên bản FF đương thời mà đi trước thời đại, mang đến nhiều hành động hơn với các kiểu tấn công, pháp thuật và triệu hồi linh thú khác nhau, là niềm cảm hứng cho các phiên bản Final Fantasy XIII, XV, Type-0… sau này.
4/
Là một bước đi kì lạ đầy quyến rũ của hãng Square Enix, mở lối cho cả một dòng game Final Fantasy hoàn toàn mới song song với các phiên bản chính. Với một phong cách nghệ thuật đẹp mắt cùng lối chơi chặt chém hoàn toàn khác biệt, Crystal Chronicles mang đến một thế giới với những trải nghiệm hoàn toàn mới lạ so với các phiên bản Final Fantasy thường thấy.
Không quá tính toán, không quá căn ke, không có các đoạn chuyển cảnh ra vào trận đấu như thường thấy và tuyệt không có phong cách “vừa chơi game vừa uống nước”, các trận giao tranh trong Crystal Chronicles diễn ra liên tục không ngừng nghỉ, đúng chất chặt chém và chơi cực kì vui với các chế độ Co-op qua mạng. Crystal Chronicles cũng rất phá cách trong cốt truyện, thay vì mang đến cho bạn một nhân vật có sẵn được xây dựng đầy cá tính bởi Square Enix, game cho bạn tự định nghĩa sự “cá tính” của nhân vật mình chơi bằng việc cho người chơi tùy chỉnh việc tạo nhân vật mình từ 4 chủng tộc trong game là Clavats, Lilites, Selkies, và Yukes rồi tham gia tổ chức “Crystal Caravan”. Mỗi chủng tộc lại có tính cách, truyền thống, đặc điểm riêng được xây dựng rất tỉ mỉ và sẽ theo dấu bạn cho tới cả các phiên bản Crystal Chronicles sau này.
Dẫu vậy, pháp thuật vẫn đóng có ảnh hưởng lớn tới cơ chế chiến đấu, với thanh “Magicite” cho bạn kiểm soát các loại pháp thuật cơ bản và từ đó có thể kết hợp thành các chưởng lực mạnh mẽ hơn. Một thế giới rộng lớn, đa dạng cho bạn phiêu lưu và khám phá vẫn trải dài ra trước mắt người chơi đúng như truyền thống của dòng Final Fantasy, một thế giới đầy sắc mầu với từng khu vực nhỏ được đầu tư chăm chút tới từng chi tiết.
Du hành trong thế giới của Crystal Chronicles, tìm hiểu về các chủng tộc, nền văn hóa trong game cùng hệ thống gameplay cuốn hút được chắp cánh bởi phần chơi mạng sôi động thực sự sẽ lôi cuốn bạn hàng giờ đồng hồ liền không biết chán đó.
5/
Nếu có tựa game nào làm nên tên tuổi và sự nổi tiếng của dòng game chiến thuật dạng ô lưới vốn bị coi là lỗi thời vào ngày nay thì đó chắc chắc là Final Fantasy Tactics. Yasumi Matsuno, người làm ra Tactics đã từng làm việc với series Tactics Orge từ trước đó, một series có khá nhiều điểm tương đồng với phiên bản này. Nhưng phải tới Tactics thì dòng game này mới đạt được một bước tiến lớn, tạo niềm cảm hứng cho các tựa game khác nối gót sau này.
Là tựa game đầu tiên đưa chúng ta đến với mảnh đất Ivalice xinh đẹp, bị chia cắt bởi chiến tranh và xung đột chính trị mà nhiều tựa game sau đó sẽ còn ghé thăm lại. Câu chuyện của Tactics là mang nhiều màu sắc tối tăm của những cuộc tranh đoạt tôn giáo, âm mưu chính trị, cùng sự trung thành, tình gia đình… tất cả xoay quanh một chàng trai tên Ramza Beoulve. Dù không mang đến một câu chuyện đồ sộ, cảm động đẫm nước mắt với hàng đống các nhân vật khác nhau như những phiên bản Final Fantasy khác. Nhưng câu chuyện của Tactics cũng có sự cuốn hút rất riêng với chất ngất hàng đống nút thắt, nút mở cùng sự phát triển nhân vật kĩ lưỡng. Cốt truyện trong game còn được làm lại tốt, kĩ càng hơn với bản phát hành sua này trên PSP mang tên “War of the Lions”.
Còn về Gameplay, Tactics mang trong mình chiều sâu chiến thuật mà cho tới ngày nay cũng vẫn chỉ có rất ít tựa game có thể sánh được. Các trận chiến diễn ra theo kiểu dàn trận trên nền ô lưới 3D, và mỗi nhân vật trong tổ đội lại có nhiều nghề nghiệp khác nhau để bạn tùy chọn với các kĩ năng, trang thiết bị tương ứng để bổ trợ cho nhau. Sự tùy biến rất thoải mái khiến bạn có thể tùy chọn phong cách xây dựng team của mình, dù là bạn thích chơi kiểu pháp thuật để thỏa sức “uốn nắn” không gian và thời gian tùy theo ý muốn, hay thích phong cách “cục súc” dùng sức mạnh áp đảo khuất phục kẻ địch cũng đều được cả. Với chiều sâu chiến thuật cao, các trận chiến đầy thử thách diễn ra liên tục, bạn có thể có tới hơn 50 giờ đồng hồ chơi với tựa game này.
Hơn hết mọi khía cạnh khác, Tactics không chỉ làm nên một tựa game tuyệt vời nói chung nếu mà so với các tựa game khác. Mà Tactics còn là một tựa game thực sự cuốn hút với các fan của Final Fantasy, với những ai đã chót “say đắm” tựa game này khi chót chơi nó. Bởi tựa game này có hàng đống nhân vật bí ẩn đợi được mở khóa, những bí mật đợi được khám phá cùng những bản nhạc nền soundtrack du dương phù hợp tuyệt vời với tâm trạng, không khí của câu chuyện trong game.
Dù đã 20 năm kể từ ngày Tactics ra mắt nhưng với gameplay đậm chất kinh điển của mình, sự hấp dẫn của tựa game này không hề phai nhạt đi sau năm tháng một chút nào mà trái lại, ngày càng cuốn hút, được mọi người săn đón nhiều hơn. Tactics thực sự xứng đáng là một trong những tựa game hay nhất của cả series Final Fantasy, cũng như của thế loại game chiến thuật nói chung.