Phải mất tới tận 13 năm Remedy mới cho chúng ta đọc tiếp phần 2 của các câu chuyện về nhà văn nổi tiếng Alan Wake, và tôi phải công nhận rằng sự chờ đợi của chúng ta hoàn toàn xứng đáng khi game vẫn giữ được phong độ ngày nào.
Trong Alan Wake 2 thì anh chàng nhà văn của chúng ta không còn là nhân vật chính duy nhất nữa mà sánh bước bên anh trong cuộc hành trình sễ là một thanh tra của FBI tên Saga Anderson. Nếu bạn lo lắng rằng một trong hai nhân vật này sẽ trở nên mờ nhạt thì tôi có thể cam đoan với các bạn một điều, cả hai nhân vật đều có tầm quan trọng cũng như thời lượng điều khiển khá đồng đều. Bạn có thể chuyển đổi giữa cả hai nhân vật để chơi đan xeng hoặc tập trung vào một nhân vật rồi qua người còn lại cũng được tất cả mọi quyết định đều nằm ở trong tay bạn. Phải nói là sau khi chơi Marvel’s Spider Man 2 thì tôi cảm thấy chế độ này khá là quen thuộc, không biết hai studio làm game có quan hệ mập mờ gì hay không?
Alan, lúc này vẫn còn đang bị kẹt trong Dark Place, ngày qua ngày anh vẫn tiếp tục sáng tác không ngừng nghỉ với hy vọng rằng một trong các tác phẩm của mình sẽ là chìa khóa giúp anh thoát ra khỏi chiều không gian này. Dark Place dưới ngòi bút của Alan đã biến thành một nơi mà anh vô cùng quen thuộc đó chính là thành phố New York, tại đây anh tiếp tục sử dụng khả năng thay đổi thực tại của mình để có thể vượt qua các thử thách để tiến tới trước. Cơ chế này hoạt động khá đơn giản khi các bạn khám phá xung quanh thành phố New York trong Alan Wake 2, một số khu vực có thể trở thành các bối cảnh, lúc này Alan dưới vai trò là một nhà văn sẽ phải tìm một câu chuyện (plot point), một ý tưởng để có thể thay đổi các khu vực này nhằm mở ra những đường đi tới trước thậm chí là những đường đi ẩn để khám phá các bí ẩn được che dấu khá tài tình, tất nhiên cái gì cũng phải có giá của nó khi Alan phải đi thu thập các Echos nằm rải rác khắp nơi trong một thế giới đầy nguy hiểm. Thoạt tiên các bạn sẽ cảm thấy với gameplay như vậy thì game sẽ rất truyến tính dẫn tới rất dễ chán, thế nhưng Alan Wake 2 khuyến khích các bạn hãy thử những sự kết hợp khác nhau để rồi các bạn sẽ khám phá thêm nhiều thứ thú vị. Ngoài ra Alan còn có thể tương tác với thế giới xung quanh thông quan ngọn đèn mà anh mang theo. Ngọn đèn này cho phép Alan hút năng lượng từ các nguồn sáng ít ỏi trong thế giới này rồi đặt chúng ở các nơi khác nhau nhằm mở ra những hướng đi mới.
Ở một diễn biến khác, thanh tra Saga của FBI được phái tới Bright Falls nhằm điều tra một chuỗi án mạng tình nghi là một nghi lễ tà thuật nào đó, để rồi sau đó cô bị cuốn vào vòng xoáy đen tối này. Khác với Alan thì do bản thân Saga là một điều tra viên nên lối chơi cũng rất khác, cô có thể đi vào Mind Place (lâu đài trong tâm trí, ai coi sherlock sẽ biết khái niệm này), tại đây cô có thể xem xét lại mọi dữ kiện thậm chí là nâng cấp vũ khí của bản thân nhằm giúp việc phá án dễ dàng hơn. Tại đây bạn sẽ tiếp xúc với một thứ vô cùng quan trọng đó là tấm bản điều tra của cô (Case Board), tất cả các manh mối mà bạn thu thập được đều sẽ được tổng hợp ở đây. Sau đó bạn sẽ sử dụng các giác quan nhạy bén của Saga để đưa ra các nhận định nhằm tìm lời giải cho các bí ẩn mà cô gặp xuyên suốt cuộc điều tra, Tuy nhiên, có một điều các bạn cần lưu ý là việc sử dụng Mind Palace thời gian vẫn trôi bình thường thế nên nếu các bạn không cẩn thận thì saga sẽ mất mạng trước khi kịp khám phá bất cứ điều gì.
Trong Alan Wake 2 chúng ta sẽ chứng kiến sự quay trở lại của những sinh vật bóng tối từ phần game trước, cách mà Alan và Saga xử lý chúng cũng không khác trước đây là bao khi mà họ sẽ cố gắng làm kẻ thù yếu đi với các nguồn sáng xung quanh để rồi sử dụng súng dứt điểm bọn chúng. Nếu từng chơi qua phần 1 thì chắc ai trong chúng ta cũng phải đồng ý rằng cơ chế combat không phải là một thế mạnh của game thế nhưng sang phần 2 mọi thứ đều được cải thiện, bạn có thể cảm thấy sức nặng của từng phát súng bắn ra. Cơ chế né cũng quay trở lại nhưng được làm để cho các bạn dễ điều khiển hơn phải nói là phần này đã được Remedy làm vô cùng tốt. Có một điều tôi cần lưu ý với các bạn rằng dù cho cơ chế chiến đấu giờ đã được làm tốt hơn nhưng điều đó không có nghĩa là các bạn có thể đi xung quanh rồi thoải mái xã súng vào bất cứ thứ gì bạn thấy ngứa mắt. Đạn dược lẫn tài nguyên trong game vẫn vô cùng khan hiếm, bạn sẽ phải cố gắng mót từng viên đạn một chỉ để có đủ những thứ cần thiết để tiếp tục hành trình. Cũng trong quá trình mà các bạn lần mò xung quanh các bạn có thể thấy được rằng cả Bright Fall và Dark Palace đều ẩn chứa vô số các bí mật để các bạn khám phá để rồi các bạn sẽ được tưởng thưởng với những phần thưởng vô cùng xứng đáng nếu bạn chịu bỏ công. Có một điều khác mà Alan Wake 2 cũng làm rất tốt đó là sắp xếp các pha hù dọa, nếu bạn chơi game vào buổi tối kèm theo một chiếc Head Phone loại tốt thì khá chắc rằng sẽ không có dưới chục lần các bạn sẽ bị thót tim đâu.
Xét về mặt đồ họa thì phải nói đây là một trong những điểm mạnh nhất của Alan Wake 2, các bạn có thể thấy rõ từng giọt mưa rơi trong thành phố New York tới các chi tiết nhỏ trên mô hình nhân vật trong game. Nhờ điều này mà trong suốt quá trình chơi game bạn sẽ có cảm giác như đang coi một bộ phim kinh dị tâm lý cổ điển vậy. Thế nhưng cái gì cũng có giá của nó để đổi lại đồ họa tuyệt đỉnh trên thì bạn cũng phải sở hữu một cô máy PC thuộc hàng top. Về phần âm thanh thì khỏi phải nói rồi dù cho bạn có sử dụng loa hay tai nghe thì cảm giác kinh dị chỉ tăng chứ không giảm đi. Theo đánh giá cá nhân của tôi thì Alan Wake 2 xứng đáng là một trong những tựa game đáng để bạn trải nghiệm trong mùa Halloween sắp tới.