Cốt truyện Creepy Tale có đen tối hơn chuyện cổ tích?

Chúng ta đều biết Creepy Tale là series game được tạo ra từ những câu chuyện cổ tích, nhưng bạn có nhận ra bên trong gồm những câu chuyện nào không?

Khi lớn lên, ta sẽ nhận ra những câu chuyện cổ tích chỉ là sự giả dối. Ếch không thể biến thành hoàng tử, vất vả chưa chắc đã được báo đáp, vịt không thể trở thành thiên nga. Nhưng những điều tốt đẹp trong truyện cổ tích đều là thật giống như series game Creepy Tale vậy. 

Dù những câu chuyện cổ tích được biến tấu theo một hướng hắc ám, nhưng nó vẫn mang lại những ý nghĩa tích cực. Hôm nay, hãy cùng Kênh Tin Game tìm hiểu, nhưng câu chuyện cổ nào đã xuất hiện trong series Creepy Tale.

Creepy Tale 1: Hansel và Gretel

Trong Creepy Tale 1, ta vào vai một cậu bé đang vào rừng hái nấm cùng anh trai, nhưng vì mải mê đuổi theo một con bướm phát sáng, người anh đã vô tình lạc vào nhà của đám quái vật lông lá và bị chúng bắt giữ, buộc người em trai phải bước lên hành trình giải cứu anh mình.

Thiết kế chưa có tên (40).jpg

Câu chuyện trong Creepy Tale 1 thật ra khá đơn giản và mơ hồ, chúng ta không thể chắc chắn được Creepy Brothers đã xây dựng nó từ câu chuyện cổ tích nào, nhưng cá nhân tôi nghĩ nó có liên quan lớn đến câu chuyện cổ tích Hansel và Gretel của anh em nhà Grimm.

Chuyện kể rằng, vì gia đình nghèo đói, cha mẹ của Hansel và Gretel đã quyết định bỏ rơi hai anh em trong rừng nhiều lần, cho đến khi cả hai không thể tìm thấy đường về nhà nữa. Chi tiết Hansel và Gretel Gretel đuổi theo chú chim lông trắng mà cả hai nhìn thấy khi ở trong rừng, có rất nhiều điểm tương đồng với hình ảnh hai anh em đuổi theo con bướm trong Creepy Tale 1. Tuy nhiên, ta sẽ không nhìn thấy ngôi nhà bánh ngọt nào trong game, thay vào đó chỉ có đám quái vật lông lá đáng sợ.

Ở bản truyện gốc, sau khi rơi vào tay mụ phù thủy, người anh Hansel đã bị mụ ta nhốt vào một cái cũi nhỏ, còn cô em Gretel được thả bên ngoài để phục vụ mụ ta, điều này rất giống với chi tiết người anh bị nhốt trong một chiếc lồng và người em là người giải cứu anh trai mình mà ta thấy trong suốt thời gian trải nghiệm game.

Thiết kế chưa có tên (41).jpg

Ngoài ra, chi tiết quan trọng nhất nhắc ta nghĩ ngay đến câu chuyện Hansel và Gretel là hình ảnh người em nấu một nồi súp nấm độc cho mụ phù thủy ăn để mụ ta lăn đùng ra bất tỉnh. Tuy chi tiết này không giống hoàn toàn bản truyện gốc, nhưng nó có đề cập đến việc người em phải nấu súp và mụ phù thủy bỏ mạng dưới tay của người em. Và nếu xét theo mặt nào đó, tôi cảm thấy cái cách người em trong Creepy Tale 1 sử dụng để tiêu diệt kẻ xấu xa vẫn còn nhân đạo chán so với việc Gretel xô mụ phù thủy vào cái lò đang rực lửa trong bản của anh em nhà Grimm.

Creepy Tale 2: Bà chúa Tuyết

Sang Creepy Tale 2, ta sẽ thấy rằng dù đây là hai phần game riêng biệt, nhưng chúng lại có liên quan rất lớn với nhau. Bằng chứng tiêu biểu nhất chính là hình ảnh con bướm vàng mà hai anh em ở phần 1 đã đuổi theo, sự xuất hiện của các cô bé xấu xa cũng như những con quái vật đã xuất hiện thoáng qua trong phần 1. 

Vậy nên, thật khó để xác định phần 2 được lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nào, rất nhiều bạn nói rằng Creepy Tale phần 2 phần nào đó vẫn được phỏng theo câu chuyện Hansel và Gretel của anh em nhà Grimm như phần 1, nhưng tôi cảm thấy, nó lại giống với câu chuyện về “Bà chúa Tuyết” của Andersen hơn.

Thiết kế chưa có tên (42).jpg

“Bà chúa Tuyết” hay Nữ chúa Tuyết là một trong những câu truyện nổi tiếng của Hans Christian Andersen. Câu chuyện kể về tấm gương có khả năng mê hoặc người khác do những con quỷ tạo ra, tương đồng với chiếc vương miện có thể làm những cô bé trở nên xấu xa trong game. Một ngày nọ, một mảnh gương đã găm vào tim cậu bé tên Kay khiến Kay thay đổi, cậu sau đó bị Bà chúa Tuyết mê hoặc và bỏ nhà lên núi tuyết xa xôi để sống cùng nữ chúa.

Cô bé Gerda vì cứu bạn mình đã lặn lội đường xa lên ngọn núi tuyết tìm Kay, và sự ấm áp của Gerda đã hạ gục “Nữ chúa Tuyết”. Vì câu chuyện này khá dài nên tôi không tiện kể hết trong video này, vậy nên các bạn có thể tìm đọc câu chuyện về “Nữ chúa Tuyết” trên mạng nhé. 

Giờ thì quay lại với Creepy Tale 2 nào, dù đã thay đổi giới tính nhân vật cũng như những tình tiết bên trong, nhưng ta có thể thấy, những điểm tôi liệt kê ở trên có rất nhiều điểm tương đồng với những gì đã xảy ra trong Creepy Tale 2, tuy nhiên có thể thấy, so với câu chuyện gốc thì Creepy Tale 2 đen tối hơn rất nhiều.

Thiết kế chưa có tên (43).jpg

Đặc biệt là phân cảnh hai vợ chồng ăn thịt người mà nhiều bạn nghi ngờ rằng, đó có thể là hai đứa trẻ trong tương lai. Vì phải ở lại chốn hoang dã, chúng đã sát hại 2 vợ chồng nọ, sau đó ăn thịt họ, rồi lại trở thành những kẻ ăn thịt người khác cũng không biết chừng.

Creepy Tale 3: Cô bé giẫm lên ổ bánh mì

Khác với phần 1 và 2, phần 3 lại được làm dựa trên câu chuyện “Cô bé giẫm lên ổ bánh mì” của Andersen. Chuyện kể rằng, có một cô bé nhà nghèo tên là Inger, sở hữu tính cách vô cùng kiêu ngạo và hư hỏng. Tuy tuổi còn rất nhỏ, nhưng Inger đã thích hành hạ những con vật yếu thế hơn mình. Và theo những dòng mô tả của Andersen, Inger thích nhất là bắt côn trùng, vặt cánh của bọn chúng, đâm đám côn trùng nhỏ tội nghiệp ấy bằng những mũi kim nhọn hoắt.

Lớn lên Inger cũng chẳng khá hơn, ngược lại, vì sở hữu gương mặt xinh đẹp nên mọi người chẳng bao giờ gắt gỏng với Inger, điều này đã biến cô bé thành một đứa trẻ hư đúng nghĩa. Và chắc bạn đã nhận ra rồi nhỉ? Hình tượng của cô bé nhân vật chính Ingrid trong game giống hệt với những gì tôi vừa nói về Inger, có điều nếu để ý những hành động và quyết định của Ingrid trong trò chơi, ta sẽ thấy Ingrid có thể đưa ra những quyết định còn độc ác hơn bản gốc.

Thiết kế chưa có tên (44).jpg

Một trong những hành động độc ác nhất Ingrid đã làm trong trò chơi mà ta không thể không nhắc đến chính là phân cảnh ở nhà dì Toothache, vì muốn thu thập đủ những chiếc răng để thoát khỏi tòa lâu đài, 1:18:24 Ingrid sẽ có hai lựa chọn, trong đó có lựa chọn dùng kìm nhổ răng những cô cậu bé tội nghiệp bị dì Toothache giam giữ dưới tầng hầm mà không thèm dùng thuốc tê.

Có thể thấy, vì muốn truyền đạt thông điệp thiện - ác qua trò chơi mang hơi hướng cổ tích, Creepy Brothers đã chẳng ngần ngại cho một đứa trẻ mới lớn như Ingrid làm ra hàng loạt hành động đáng sợ mà đến người lớn cũng chẳng dám thực hiện, góp phần khiến cốt truyện gốc vốn đã đen tối nay còn đen tối hơn gấp bội.

Theo truyện gốc, sau khi lớn Inger sẽ đi làm công cho một gia đình giàu có, vì ngoại hình xinh xắn nên gia đình chủ nhân rất yêu chiều Inger, thế là cuộc sống giàu sang ở nhà chủ làm cô bé chẳng buồn về với cha mẹ nữa. 

Nhưng một ngày nọ, chủ của Inger đã đưa cho cô bé một ổ bánh mì trắng và bảo Inger hãy mang nó về thăm bố mẹ. Còn trong bản trò chơi, ta có thể thấy Creepy Brothers đã đổi tình tiết này lại thành mang bánh về cho bà của mình, và cũng như những gì đã xảy ra trong trò chơi, trên đường về nhà, Inger phải băng qua một vùng đầm lầy, và vì không muốn làm bẩn đôi giày của mình, cô bé đã ném ổ bánh mì xuống vũng bùn rồi giẫm lên nó.

Thiết kế chưa có tên (45).jpg

Và bạn biết chuyện gì xảy ra sau đó rồi đấy, Inger đã bị trừng phạt vì hành động của mình, nhưng nếu trong bản gốc, Inger bị bà chủ đầm lầy kéo xuống thì trong bản trò chơi, cô bé Ingrid của chúng ta lại bị một con quỷ nhỏ tên Molek lôi xuống địa ngục. Nhưng dù có thay đổi tình tiết thì ý nghĩa mà Creepy Tale 3 muốn truyền đạt vẫn không thay đổi so với bản gốc, ấy là nếu bạn làm quá nhiều điều xấu xa, bạn sẽ bị trừng phạt cho tội lỗi của mình.

Giống như Inger vậy, trong bản truyện gốc, cô bé đã bị giam giữ mãi mãi bên dưới đầm lầy, nghe mọi người bàn tán về mình bằng những câu chuyện và lời lẽ cay nghiệt, chỉ đến khi có một người mở rộng tấm lòng mình, cảm hóa sự bướng bỉnh luôn chiếm ngự trong lòng Inger, cô bé mới dần được giải thoát khỏi sự dằn vặt dài đăng đẳng.

Còn trong game, Ingrid phải trải qua hàng loạt thế giới đáng sợ, nơi cô bé có thể mất mạng bất kỳ lúc nào. Dù tôi không đề cập phần này trông video về cốt truyện, nhưng bạn biết địa ngục là một nơi thế nào rồi đây, và những cái chết của Ingrid ở nơi này chẳng được “đẹp đẽ” chút nào đâu.

Tôi biết là kiểu gì đến đây cũng sẽ có bạn nói là người tàn ác thì sống thảnh thơi, phản diện thì đến cuối phim mới phải trả giá, thế thì sao phải làm người tốt? Vậy tôi muốn hỏi lại, chúng ta định nghĩa thế nào là tốt?

Thiết kế chưa có tên (46).jpg

Khái niệm tốt xấu thật ra không hề cố định, nó thay đổi theo góc nhìn của lịch sử và sự phát triển của thời đại. Thế giới chúng ta vốn là một màu xám, là sự giao thoa giữa cái thiện và cái ác, chẳng hạn như, bạn giúp một người ăn xin là tốt, nhưng điều đó lại làm họ lười biếng lao động là xấu, bạn khắt khe với một người là xấu, nhưng điều đó lại làm họ phát triển thì đó là tốt.

Lại như trong câu chuyện của Hansel và Gretel, hai đứa trẻ đẩy mụ phù thủy vào lò lửa là xấu, nhưng nó lại giúp cứu nhiều người, ấy là tốt. Vậy nên, tùy vào góc nhìn của chúng ta, sự việc sẽ thay đổi giữa thiện và ác. Tốt sẽ luôn đi kèm với xấu, những câu chuyện cổ tích luôn muốn truyền đạt với chúng ta rằng thiện ác tự ở lòng người. 

Những câu chuyện khác

Đương nhiên ngoài câu chuyện về “Cô bé giẫm lên bánh mì”, trong phần 3 của series Creepy Tale còn có sự xuất hiện của những câu chuyện cổ tích khác. Chẳng hạn hình tượng thế giới kỳ lạ mà con quỷ Molek gọi là địa ngục được tham khảo từ thế giới kỳ diệu trong câu chuyện Alice in the Wonderland, ta có thể thấy rõ điều đó qua hình tượng chú sâu bướm ngồi phê pha thuốc phiện ở khu mộ, hoặc phân cảnh Ingrid rơi xuống địa ngục cũng khá giống cách cô bé Alice đã đặt chân đến Wonderland.

Thiết kế chưa có tên (47).jpg

Ngoài ra, có một hình tượng nhân vật mà ít ai để ý đến, đó là di Toothache. Tuy xuất hiện với bộ dáng chẳng mấy thân thiện, hay nói đúng hơn là quá đáng sợ, nhưng hình tượng của bà ta lại được lấy cảm hứng từ nàng tiên răng luôn dõi theo chăm sóc những cô bé, cậu bé đáng yêu.

Không chỉ là truyện cổ tích, nàng tiên răng là một nhân vật thần thoại mà bất kỳ cô cậu bé nào ở phương Tây đều biết. Theo truyền thuyết, mỗi khi một đứa trẻ rụng răng sữa, chúng sẽ nhét chiếc răng bé xinh ấy dưới gối nằm, đêm đó tiên răng sẽ đến mang chiếc răng đi, và để lại một đồng tiền dưới gối để trao đổi.

Đến đây chắc có bạn sẽ thắc mắc là thế thì tiên răng đang buôn bán bộ phận cơ thể của trẻ em à? Ừ thì… nghe cũng hợp lý đấy, nhưng mục đích các nàng tiên răng làm thế là vì muốn bảo vệ trẻ em. Bởi vì theo truyền thuyết phương tây, những phù thủy tà ác sẽ ếm bùa vào những chiếc răng sữa để gây hại cho trẻ em, vậy nên những nàng tiên răng quyết định sẽ “thu mua” những chiếc răng để tránh các em nhỏ bị phù thủy làm hại.

Trong truyền thuyết thì thế, còn trong game, dì Toothache không được thân thiện lắm, bà ta bắt cóc những đứa trẻ để sưu tập răng của chúng chứ chẳng có ý muốn bảo vệ gì hết, bằng chứng là ở dưới nhà, ta sẽ thấy có rất nhiều cô bé, cậu bé bị Toothache trói lại trên ghế nha sĩ chờ lấy răng. Và không chỉ thay đổi hình ảnh tiên răng mà hành động này của Creepy Brothers còn nhằm vào nỗi sợ nha sĩ của một số người nữa, vậy nên bà tiên răng fake trong Creepy Tale mới có hình dáng một nha sĩ đấy.

Thiết kế chưa có tên (48).jpg

Ngoài ra, trong kết thúc xấu xa của Ingrid, ta sẽ thấy cô bé đeo vương miện, rồi đi qua thác nước, dù không biết Ingrid sẽ đi đâu sau đó, thế nhưng sau khi xem lại Creepy Tale phần 2 để làm video này, tôi nhận ra, không phải cô bé đã dụ dỗ em gái của nhân vật Lars trong phần 2 rất giống Ingrid hay sao? Vậy có lẽ nào sau khi rời khỏi địa ngục, Ingrid đã dùng sức mạnh của chiếc vương miện để gây rối khắp nơi, rồi gián tiếp tạo ra thảm kịch ở phần 3 hay không? Bạn nghĩ sao về vấn đề này, hãy để lại bình luận bên dưới cho tôi biết với nhé. 

Và phía trên là tất những câu chuyện mà tôi nghĩ nhà phát triển Creepy Brothers đã dùng để xây dựng câu chuyện trong series Creepy Tale, bạn có nghĩ giống tôi không? Hay cảm thấy có câu chuyện nào phù hợp hơn những câu chuyện tôi đã liệt kê ở trên? Hãy để lại bình luận bên dưới cho tôi biết nhé, giờ thì tôi là Kênh Tin Game, xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những video sau nhé, tạm biệt!

Theo dõi Kênh Tin Game để không bỏ lỡ những bài viết hay về game nhé~