Cyberpunk 2077 có phải là nạn nhân bởi danh tiếng của chính mình? - PC/Console

Nhiều người nói nếu như ngày ra mắt Cyberpunk 2077 trở thành bom xịt, thì có lẽ từ nay về sau thế giới sẽ không bao giờ chờ đợi bất cứ game AAA nào nữa.

Thông tin Cyberpunk 2077 bị delay thêm 3 tuần nữa có lẽ là thứ đáng buồn nhất với game thủ, nhất là khi đã vào cuối năm và không còn nhiều bom tấn nữa sẽ ra mắt. Nhiều người đã hài hước cho rằng đây chưa chắc đã là lần delay cuối cùng và biết đâu sẽ phải tới năm 2077 thật thì tựa game này mới có thể ra mắt, Cyberpunk 2077 đang từ từ bị giết chết bởi chính danh tiếng của mình, khi một tựa game được kì vọng càng nhiều thì sẽ là thảm họa nếu nó không thành công.

Lịch sử Fable, dòng game RPG một thời hoàng kim của MicrosoftLịch sử Fable, dòng game RPG một thời hoàng kim của Microsoft
Lịch sử Fable, dòng game RPG một thời hoàng kim của Microsoft
Series RPG Fable từng có một thời oanh liệt trước khi chìm vào quên lãng, nên nhân dịp nó chính thức trở lại, Mọt mời bạn cùng nhìn lại quá khứ của series.

Dự án Cyberpunk 2077 được thông báo từ tận những năm 2013, tức là còn trước khi The Witcher 3: Wild Hunt xuất hiện, từ đó tới nay đã gần một thập kỉ và chúng ta vẫn chưa thể thấy siêu phẩm này xuất hiện. Sự chờ đợi của game thủ đối với Cyberpunk 2077 đã có lúc gần như vô vọng, cũng như phải tới năm 2018 khi cái trailer chính thức xuất hiện tại Xbox’s E3 event thì mọi người mới chắc chắn rằng Cyberpunk 2077 không phải là một cái meme.

Sự thành công của The Witcher cộng thêm danh tiếng ngày càng tăng của CD Projekt đã khiến Cyberpunk 2077 trở thành game được mong chờ nhất trong vài năm trở lại đây, bất kì nhất cử nhất động tin tức nào của nó cũng đủ sức làm chấn động thế giới game. Mức độ hype còn được xây dựng một cách khéo léo với việc lâu lâu CD Projekt sẽ nhả ra một tin tức nào đó, các đoạn cốt truyện, tính năng game và kể cả bản đồ của Night City bị “vô tình” lộ ra ngoài.

Khám phá Night City, thành phố mà bạn sẽ ghé thăm trong Cyberpunk 2077 – P.3Khám phá Night City, thành phố mà bạn sẽ ghé thăm trong Cyberpunk 2077 – P.3

Có thể nói Cyberpunk 2077 đã làm rất tốt về mặt truyền thông, vì chỉ riêng việc mời được Keanu Reeves xuất hiện đã quá đủ để biến nó thành hiệu ứng khủng khiếp rồi. 7 năm chờ đợi càng khiến game thủ mong chờ, để rồi giờ đây nhiều người e ngại rằng CD Projekt đã để lỡ mất thời cơ vàng của chính mình, họ đang đứng trước cái ngưỡng nguy hiểm khi có thể bị chính cơn bão hype mà mình tạo ra chôn vùi.

Thuật ngữ “hype train” đối với game thủ là thứ dùng để chỉ những bom tấn nổi tiếng chuẩn bị ra mắt, nơi mà danh tiếng của nó đã đi trước sản phẩm cả vài vạn dặm, nó giúp trực tiếp cho việc quảng cáo sản phẩm nhưng trong trường hợp của Cyberpunk 2077 thì có lẽ mọi thứ đang trở nên phản tác dụng. Với việc liên tục đưa ra những thông tin về game, thứ khiến cho cộng đồng háo hức theo từng ngày đem lại lợi ích ngay lập tức cho Cyberpunk 2077, khi tự bản thân nó đã sinh ra nội dung mà chẳng cần ra mắt.

CD Projekt cảnh báo game thủ về những email mời tham gia beta Cyberpunk 2077CD Projekt cảnh báo game thủ về những email mời tham gia beta Cyberpunk 2077

Cũng giống như thời điểm mà Keanu Reeves bước lên sân khấu và làm nên câu nói huyền thoại “You’re breathtaking!”, thì kể từ đó về sau Cyberpunk 2077 đã biến thành thứ để hype số một trong cộng đồng. Phải đến hơn cả năm sau đó vào bất kì cuộc thảo luận hay tin tức nào, mọi người đều đồn đoán về tựa game này và “hít hà” từng tín hiệu nhỏ nhất từ CD Projekt. Các loại meme, cosplay và fan art từ fan cũng quá đủ để làm cho tựa game này luôn được giữ nhiệt.

Thậm chí trong cơn đói khát thì mọi người còn lôi lại một cái game thời đồ đá là Cyberpunk 2020, với mong muốn trải nghiệm chút gì đó của “Cyberpunk”, đủ để thấy sức ảnh hưởng ghê gớm mà CD Projekt đem lại ra sao, nhưng liệu nó có phải tín hiệu tốt? Đã 7 năm trời kể từ khi dòng thông tin đầu tiên xuất hiện, CD Projekt giờ đã trở thành một trong những studio game nổi tiếng và uy tín nhất thế giới, với tầm ảnh hưởng to lớn để đủ game thủ có thể quên đi việc họ liên tục delay Cyberpunk 2077 – nhưng thời gian có thể chờ tới bao giờ?

Góc hư cấu: Bị dính phóng xạ trong game? Hãy nốc Vodka vào và mọi chuyện sẽ ổn!!!Góc hư cấu: Bị dính phóng xạ trong game? Hãy nốc Vodka vào và mọi chuyện sẽ ổn!!!
Góc hư cấu: Bị dính phóng xạ trong game? Hãy nốc Vodka vào và mọi chuyện sẽ ổn!!!
Một trong những cách chữa bệnh, chữa bụi phóng xạ với phong cách man-lỳ nhất trong thế giới game, đó là lấy một chai Vodka mà tu như đúng rồi đi.

Hype train là một con dao hai lưỡi mà các nhà phát hành phải chấp nhận, nếu như bạn không thể giữ được nhiệt cho đứa con của mình trong quá trình sản xuất, thì cộng đồng sẽ dần dần bỏ quên nó và tìm tới những thứ đã có sẵn – nhất là trong thời kì game hay và bom tấn mọc lên như nấm hiện nay. Nhưng nếu như cái game đó không thể đáp ứng được kì vọng sau chừng nó năm thai nghén, nó sẽ bị nghiền nát và không bao giờ có thể trở lại được.

Một nạn nhân ở vào tình cảnh gần giống như Cyberpunk 2077 hiện tại đó là Duke Nukem Forever, khi với 15 năm phát hành thì bản ra mắt cuối cùng đã gần như không còng giống với những gì mà game thủ trông chờ nữa. Duke Nukem Forever đã trở thành một trong những tựa game đáng thất vọng nhất lịch sử, mặc dù trước đó danh tiếng của nó không hề thua bất kì ai. Cyberpunk 2077 mới chỉ trải qua hơn 7 năm tức là chỉ bằng một nửa Duke Nukem Forever, nhưng chúng ta cũng có thể thấy game thay đổi gần như hoàn toàn so với lúc đầu, kể cả về hình ảnh, lối chơi và cả khác biệt văn hóa qua từng thời kì.

CD Projekt khoe gameplay phá án sáng tạo của Cyberpunk 2077 và… anime!CD Projekt khoe gameplay phá án sáng tạo của Cyberpunk 2077 và… anime!

Các nhân vật trong Cyberpunk 2077 cũng đã thay đổi chính trên poster giới thiệu theo thời gian, với tạo hình khác biệt với các mảnh ghép máy móc khác hẳn so với thời điểm 2013. Thực tế thì nếu như bạn so sánh thì sẽ thấy Cyberpunk 2077 đã thay đổi lớn đến thế nào, tính tới giờ thì cộng đồng vẫn khá khoan dung và cho rằng CD Projekt đang đi đúng đường, rằng mọi thứ delay sẽ chỉ để làm game hoàn hảo nhất có thể.

Nhưng nếu bạn để ý thì rất nhiều nội dung trong game đã bị cắt giảm, ví dụ như tính năng “wardrobe” từng xuất hiện vào năm 2018 đã biến mất, việc chạy trên tường cũng không xuất hiện vì vài lý do kĩ thuật, gần đây nhất thì một thông tin gây tranh cãi về việc nội dung của game cũng sẽ ngắn hơn The Witcher 3. Những thứ này có thể báo hiệu cho ác mộng phát triển chệch hướng, thứ có thể sẽ khiến Cyberpunk 2077 trở thành thảm họa.

Cyberpunk 2077 có phải là nạn nhân bởi danh tiếng của chính mình?Cyberpunk 2077 có phải là nạn nhân bởi danh tiếng của chính mình?

Và cuối cùng là delay, delay và delay… chúng ta không thể nhớ nổi đã bao lần tựa game này công bố hoãn hoặc lùi nhà phát hành, kể cả khi chính CD Projekt tuyên bố chắc nịch rằng thời hạn cuối cùng và không còn chậm trễ nữa, thì Cyberpunk 2077 vẫn bằng một cách nào đó trễ 3 tuần. Rất nhiều lý do được đưa ra nhưng khả dĩ nhất vẫn là đội ngũ phát triển cần tối ưu game cho các hệ máy console tiếp theo, game thủ đã bắt đầu mất kiên nhẫn và sự chờ đợi của họ cần phải được đền bù xứng đáng.

Với chừng đó kì vọng và thời gian phát triển, Cyberpunk 2077 đã bị đặt vào một tình thế cực kỳ khó xử là nó bắt buộc phải thành công và thành công thật lớn, tệ hại lắm thì cũng phải là cỡ 8.5/10 điểm và bất kì cái gì thấp hơn mức kỳ vọng đó cũng sẽ bị xem thất bại. Game thủ sẽ có cớ để chê bai và chỉ trích khi phải chờ đợi quá lâu, cũng như danh tiếng từ CD Projekt cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tựa game đó, thành thử ra nói Cyberpunk 2077 đang bị chính danh tiếng của mình kề dao vào cổ cũng không sai, việc còn lại chỉ là chờ xem liệu nó có thể sống sót qua màn hay bị tiêu diệt mà thôi!