Cuộc thảo luận của những chuyên gia trong ngành game về lý do tại sao game nhập vai AAA có thể ‘sớm gặp sụp đổ’ và chỉ ra điều gì có thể giúp thể loại này.
Một số chuyên gia ngành đã chia sẻ quan điểm của họ về tương lai của những tựa game nhập vai AAA đậm chất điện ảnh, sử thi, do chi phí phát triển chúng ngày càng tăng và sự phức tạp của cốt truyện cũng như cơ chế gameplay. Một vài năm trước, mức giá tiêu chuẩn cho các sản phẩm AAA đã tăng vọt lên 70 đô la là điều không ai muốn nhưng không thể tránh khỏi, và ngay lập tức đã có tranh cãi khi mức giá cao hơn cho các trò chơi như Final Fantasy 7 Remake Intergrade được công bố.
Mọi người mong đợi một sản phẩm hoàn chỉnh và bóng bẩy khi họ trả 60 đô la hoặc 70 đô la, đó là số tiền không nhỏ đặc biệt là với game thủ Việt Name. Vì vậy, khi một tựa game như Cyberpunk 2077 của CD Projekt Red ra mắt ở tình trạng gần như không thể chơi được, điều đó sẽ làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng đối với ngành công nghiệp game nói chung và có thể gây tổn hại lâu dài về uy tín cho studio đứng sau tựa game đó. Đồng thời, một game nhập vai phức tạp như Cyberpunk 2077 có rất nhiều phần hoạt động, các đoạn hội thoạ, dòng nhiệm vụ phụ, các đoạn cắt cảnh, diễn xuất và tùy chỉnh nhân vật chỉ là một vài thứ khiến người ta phải tự hỏi làm thế nào mà giá đầu vào tương đối thấp có thể bao quát tất cả.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với, Pawel Sasko của CDPR, người từng là giám đốc nhiệm vụ cho Cyberpunk 2077 và nhà thiết kế chính của sêri Dragon Age – Mike Laidlaw đã cung cấp một số thông tin chi tiết về hướng đi của các game nhập vai theo phong cách AAA của BioWare. Pawel đã thẳng thắn: “Khi nói đến AAA, tôi nghĩ chúng ta đang chạy đến một bức tường, và chúng ta sẽ sớm đâm sầm vào bức tường đó thôi”. Lý do đằng sau tuyên bố này là sự phức tạp ngày càng tăng, ở cấp độ công nghệ, trong việc tạo ra một game nhập vai như Cyberpunk 2077 và sự gia tăng tương ứng về kỳ vọng của người chơi.
Chẳng hạn, phong cách one-shot camera của God of War đã mang tính đột phá khi trò chơi ra mắt vào năm 2018. Nhưng một khi những cải tiến công nghệ và đầy tham vọng này được giới thiệu, người chơi bắt đầu tự hỏi tại sao chúng không được sử dụng trong các trò chơi khác mà không tính đến chi phí. Để phát triển các trò chơi như Cyberpunk 2077 và Dragon Age: Inquisition, những trò chơi có vô số bộ phận chuyển động, không chỉ cần đầu tư nhiều thời gian mà còn cần thuê những người có kỹ năng ngày càng chuyên sâu, đó vốn là nguồn nhân lực không hề rẻ. Nói cách khác, ngân sách dành cho các loại trò chơi này tiếp tục tăng lên, nhưng mức giá vẫn không đổi.
Ví dụ, game nhập vai gần đây nhất của CD Projekt Red tiêu tốn hơn 310 triệu USD để phát triển. May mắn thay cho công ty, doanh số bán hàng của Cyberpunk 2077 đã thu lại khoản đầu tư đó gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp của nhiều nhà phát triển và thành công của một trò chơi có thể tạo nên hoặc phá vỡ một studio.
Laidlaw giải thích, một yếu tố tiềm ẩn làm giảm chi phí quá cao để phát triển một game nhập vai điện ảnh AAA là cách kể chuyện “có sẵn”. Đây là một khái niệm mà nhiều game thủ sẽ quen thuộc, cụ thể là trong các hầm ngục được tạo theo mẫu “có sẵn” của roguelike hay thậm chí là các game nhập vai hành động hoành tráng như Diablo 4. Bethesda đã tiết lộ rằng Starfield sẽ có các nhiệm vụ được tạo theo cách này và Dead Island 2 có một hệ thống tương tự. Giám đốc nội dụng tại Hidden Path Entertainment – Strix Beltran đã tuyên bố rằng các công cụ này sẽ giúp các studio kể những câu chuyện hoành tráng mà người chơi mong đợi một cách hợp lý hơn, do đó giúp nhà phát triển xử lý ít nhất một trong nhiều khía cạnh của một game nhập vai phức tạp dễ dàng hơn. Beltran cho rằng: “Tôi nghĩ đó sẽ là một yếu tố thay đổi cuộc chơi”.