MỤC LỤC [Hiện]
Vừa qua, chính quyền Indonesia đã mạnh tay cấm một số trang web vì họ đã không tuân thủ điều khoản của quy định Bộ trưởng số 5(hay MR5) của nước này. Cụ thể quy định yêu cầu "các nhà cung cấp hệ thống điện tử tư nhân" phải đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia (Kominfo) và chuyển dữ liệu của người dùng cụ thể. Luật này cũng buộc nhiều công ty phải xóa nội dung "gây rối trật tự công cộng" hoặc nội dung mà chỉnh phủ Indonesia cho là "bất hợp pháp". Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến được yêu cầu thực hiện trong vòng 20 giờ hoặc tối thiểu 4 giờ đối với những nội dung "khẩn cấp".
Cho đến nay, Kominfo đã chặn tám dịch vụ và trò chơi trong nước, bao gồm Yahoo, Steam, DOTA2, Counter-Strike, Epic Games, Origin, Xandr và PayPal. Tuy nhiên, lệnh cấm đối với PayPal lại gây ra hậu quả tiêu cực vì nó khiến người dùng không thể rút hay chuyển tiền từ dịch vụ này. Tuy nhiên, hãng tin Reuters cho biết rằng, Kominfo đã đưa ra phản ứng nhanh chóng nhằm giải quyết vấn đề và tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm.
"[Người dùng PayPal] có thể truy cập trang web cho đến ngày 4 tháng 8 để di chuyển, nhận tiền và tìm các dịch vụ khác", theo Tổng giám đốc Kominfo Semuel Abrijani Pangerapan cho biết.
Một số người dùng Reddit báo cáo rằng, tài khoản Steam và Epic Games đã bị ngừng hoạt động hoàn toàn, khiến cho nhiều tựa game đã mua không thể truy cập được. Tuy nhiên, Valve hiện đang làm việc với cơ quan chức năng tại Indonesia để đăng ký vào cơ sở dữ liệu của Kominfo nhằm khôi phục dịch vụ cho khách hàng của mình trong khu vực nhanh nhất có thể.
Apple, Microsoft, Google, Amazon, TikTok, Twitter, Netflix và Spotify đã tiến hành đăng ký theo quy MR5 vào tuần trước và không bị ảnh hưởng bởi luật này. Tổng giám đốc Kominfo Semuel Abrijani Pangerapan cũng cho biết rằng, rằng lệnh cấm không có hiệu lực vĩnh viễn miễn là các công ty tuân thủ luật pháp. Sau khi một dịch vụ đăng ký với Kominfo, quốc gia này sẽ dỡ bỏ lệnh tạm ngưng.
Indonesia không đơn độc trong việc ban hành luật hà khắc như MR5. Tổ chức Biên giới Điện tử (EFF) lưu ý rằng Đức đã hoàn thành quy định tương tự vào năm 2017 bằng cách thông qua luật "NetDG" của mình. NetDG yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến chặn hoặc xóa nội dung mà chính phủ "không mong muốn". Kể từ đó, Venezuela, Australia, Nga, Ấn Độ, Kenya, Philippines và Malaysia cũng đã thông qua bộ luật tương tự.
Về phía EFF thì họ cho rằng MR5 và các luật tương tự là quá hà khắc và đang xâm phạm đến quyền con người. Do vậy, EFF, SAFEnet và một số cơ quan giám sát người tiêu dùng khác đã gửi thư tới Kominfo yêu cầu hủy bỏ luật và "các quy tắc kiểm duyệt nội dung hà khắc".
Chúc các bạn chơi game vui vẻ!