Những tựa game đặc biệt dạy bạn về mặt tối của xã hội – P.2 - PC/Console

Có rất nhiều tựa game đặc biệt nói về đề tài tâm lý học, nhưng nếu bạn để ý thì hầu hết kết thúc chúng đều không tốt cho lắm đâu.

Tiếp nối với phần kế tiếp trong những tựa game đặc biệt dạy chúng ta về mặt tối của xã hội, có một vấn đề là trong cuộc sống bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn, nhưng không phải lúc nào chúng cũng xoay quanh giữa đúng và sai, có đôi khi bất kể bạn quyết định thế nào thì nó cũng đều dẫn tới kết quả tắc tịt.

Đánh giá Valorant - Cái game này chưa cho Overwatch xuống mộ được đâu!
Bất chấp việc có rất nhiều player đang tháo chạy qua Valorant, thì tôi vẫn đánh giá tựa game này chưa thể vươn mình lên thành siêu phẩm được đâu.

This War of Mine – Đói thì đừng có mà làm cao

Đánh giá This War of Mine, nhân mạng chính là thứ không đáng tiền nhất!

Trong số những game đặc biệt nói về đề tài chiến tranh, thì This War of Mine đi đầu trong việc đổi chủ đề, thay vì người chơi vào vai lính lác thì giờ đây chúng ta phải sinh tồn trong vai dân thường. Người ta bảo This War of Mine làm nổi bật lên sự tàn khốc của con người giữa thời chiến, nhưng theo góc nhìn game thủ thì nó giống như một trò trao đổi và tìm kiếm tài nguyên trong thời loạn hơn.

Hầu hết hành động trong This War of Mine đều là các cuộc trao đổi, nếu như bạn không để ý thì game có một cơ chế ẩn gọi là “người tốt việc tốt”, nếu như bạn chấp nhận chia sẻ tài nguyên ít ỏi của mình cho hàng xóm hoặc những người xa lạ, bọn họ sẽ báo đáp bằng một thứ có giá trị thường là tương đương hoặc lớn hơn. Cái game này dạy cho chúng ta rằng làm việc tốt sẽ được hồi đáp, vì nó không những ảnh hưởng trực tiếp tới lối chơi mà cả các kết thúc về sau nữa.

This War of Mine: The Last Broadcast, chọn lựa giữa lương tri và sống sót

Nhưng cũng giống như đời thực, không phải lúc nào mọi thứ cũng có thể cân đo đong đếm được. Có đôi khi bạn chỉ có thể lấy đồ mà không cần cho đi cái gì hay nói một cách khác là… đi ăn cướp, trường đoạn nổi tiếng nhất trong This War of Mine là khi người chơi mò đến khu dân cư chưa bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, sau đó tìm cách cướp tất cả những thứ có thể cướp được. Như chúng ta thường nói tình huống tuyệt vọng đòi hỏi giải pháp tuyệt vọng, bạn đã đói tới mức phải đi cướp của người già – thì chắc nó cũng chẳng cần bàn tới mặt đạo đức đâu.

Việc trao đổi chỉ diễn ra khi 2 bên cùng đồng ý và thỏa thuận, nhưng nếu một phía cưỡng ép và bên còn lại không có khả năng chống trả lại là chuyện khác. This War of Mine cho phép người chơi làm những việc hoàn toàn khốn nạn như vậy, nhưng mà xét theo việc bạn phải nuôi 4 cái tàu há mồm và méo có một miếng thịt chuột để bỏ bụng, thì đây lại là vấn đề ai sống ai chết mà thôi. Đến cuối cùng thì chân lý vẫn thuộc về kẻ mạnh, vì nếu bạn đã làm tới mức đó thì cần quái gì phải trao đổi nữa, cướp không phải nhanh hơn à.

Hellblade: Senua’s Sacrifice – Đã bị điên thì đừng có hít lá đu đủ

Những tựa game đặc biệt dạy bạn về mặt tối của xã hội – P.2

Vào vai một bệnh nhân tâm thần là điều khá hay ho trong mấy game đặc biệt như Hellblade: Senua’s Sacrifice, vì bản chất của nó là làm ra để giúp đỡ mọi người nhận biết về căn bệnh này. Nhưng bạn sẽ phải suy nghĩ rất nhiều khi phải điều khiển nhân vật chính Senua, người có tiền sử về bạo hành, mất người yêu, gia đình đổ vỡ và đang lưu lạc ở cái vùng khỉ gió nào đó không có trên bản đồ. Mọi việc sẽ đổ vỡ rất nhanh khi chúng ta thấy Senua liên tục nói chuyện một mình, cũng như có những ảo giác điên rồ suốt trong quá trình chơi.

Thú thực thì tôi không có hứng thú lắm về việc đi vào tâm trí của một nhân vật có bệnh tâm thần, vì thực sự Senua sở hữu máu điên cao quá, bạn méo thể nào cảm thấy bình thường khi nhân vật chính của mình cứ ba phút lại bắt đầu lăn lộn và năm phút là nó có biểu hiện sùi bọt mép được. Tôi không biết về khoản truyền bá kiến thức Hellblade: Senua’s Sacrifice đã làm tốt tới đâu, nhưng nó đã tải được một thông tin khá tốt đó là có bệnh thì phải chữa chứ không phải chui vào trong rừng tìm đường tự sát.

Thực tế thì cái hành trình đầy tính bệnh hoạn của Senua khá giống mấy bộ phim kinh dị, khi nhân vật chính một mình đi vào rừng xong chết lạc ở đó. Bạn không thể đòi hỏi điều gì đúng đắn ở một em gái có vấn đề thần kinh vừa bị mất người yêu được, thường thì mấy thể loại này cần phải tống vào trại tâm thần để ngăn không cho chúng nó tự làm hại chính mình. Hellblade: Senua’s Sacrifice đã làm rất tốt điều này, vì Senua trong game chỉ có thiếu điều tự lấy dao rạch tay chứ còn tất cả thể loại hành hạ khác từ cấu xé, bỏ đói, đi lang thang và đập đầu vào tường cháu nó đã làm hết rồi.

Ở cuối hành trình Senua đã tự mình ngộ ra chân lý và khỏi bệnh, còn thực tế thì điều đó chắc chắn không xảy ra mà em gái này có thể sẽ chết rục ở xó xỉnh nào đó trong rừng. Hellblade: Senua’s Sacrifice khá giống mấy chương trình thực tế kiểu như rời xa văn minh nhân loại, tự đưa mình vào thiên nhiên để tìm ra bản ngã… có điều nó chỉ nói phần tệ hại nhất, đó là bạn sẽ phát điên tự nói chuyện một mình trước khi cắn phải cái lá gì đó rồi giãy đành đạch tới chết.

Phải chăng Take-Two đang “đua” với EA giành danh hiệu nhà phát hành game tệ nhất thế giới?
Phải chăng Take-Two đang “đua” với EA giành danh hiệu nhà phát hành game tệ nhất thế giới?
Với những chiến tích trong nhiều năm qua, có vẻ như Take-Two đang cố gắng đuổi kịp và vượt mặt EA để trở thành nhà phát hành game tệ nhất thế giới.

Spec Ops: The Line – Đừng có bắt tao làm anh hùng

Spec Ops: The Line - Thực tế tàn bạo

Thường thì mấy cái game bắn súng không chú trọng tới cốt truyện càng đừng nói tới mấy thứ hack não, nhưng Spec Ops: The Line lại là một game đặc biệt khác. Nó có một cốt truyện tối tăm mù mịt như đêm 30, tối còn hơn cả Tắt Đèn của Ngô Tất Tố khi Spec Ops: The Line nói về cuộc chiến giành giật nguồn tài nguyên nước uống tại sa mạc.

Spec Ops: The Line dạy cho người chơi hai chân lý rất thú vị, đó bạn phải biết chịu trách nhiệm về quyết định của mình bất kể nó là đúng hay sai. Lý do là vì Spec Ops: The Line không hề có ranh giới thiện ác, tất cả NPC, đồng đội hay kẻ địch đều đứng ở góc nhìn trung lập tùy vào cảm quan của người chơi. Bạn có thể lựa chọn giết chết tất cả hay phản bội tất cả, bất kể quyết định thế nào thì game cũng không hề phán xét mà chỉ đơn giản đưa cho người chơi quyết định và bạn phải chịu trách nhiệm cho quyết định đó, kể cả nó có tồi tệ thế nào chăng nữa.

Bài học thứ 2 của Spec Ops: The Line khốn nạn hơn một chút, đó là không phải lúc nào mọi thứ cũng là trắng/đen đơn giản, vì trong cái game chết toi này bất kể bạn có lựa chọn gì thì kết quả đều là sai bét hết. Tôi chưa bao giờ cảm nhận thứ gọi là “good ending” trong Spec Ops: The Line vì mỗi lần chơi đều là một lần giết chóc như ngóe, cảm giác mình có làm gì thì cũng trở thành một thằng khủng bố khốn nạn đích thực. Bạn đã từng nghe “Vợ không bao giờ sai, nếu vợ sai hãy xem lại câu trên” chưa, à thì Spec Ops: The Line chính xác là thí dụ điển hình nhất cho điều này đó.

Nhà phát triển của Spec Ops: The Line đã tạo ra cái game đặc biệt này, để cho người chơi biết rằng đôi khi quyết định của bạn sẽ không quan trọng, đơn giản là cái thằng cao hơn bạn có cho nó là đúng hay không. Giờ nói đơn giản như sếp giao việc chẳng hạn, chẳng cần biết là cái tính chất công việc đó ra sao nhưng bất kể bạn lựa chọn thế nào thì kết quả chỉ có một – đó là làm hoặc là cuốn xéo. Spec Ops: The Line lãng mạng hóa thứ này một chút theo kiểu tiểu thuyết, nhưng đến cuối cùng thì nó vẫn về điểm cũ, đó là lựa chọn ra sao không phải thuộc về bạn mà thuộc về người tạo ra game cơ.

Night In The Woods – Kiếm việc làm và thôi ăn bám gia đình đi

Những tựa game đặc biệt dạy bạn về mặt tối của xã hội – P.2

Nếu bạn tìm kiếm một tựa game đặc biệt về đề tài tâm lý xã hội thì chắc Night In The Woods sẽ là lựa chọn phù hợp, khi nó được quảng cáo là mô tả bức tranh nội tâm của một thế hệ thanh niên lạc lõng và cô đơn, tự đánh mất mình trong cuộc sống hiện đại cũng như không biết cách thể hiện bản thân… Ờ đó là những mà mấy đứa kiểu yêu màu hồng vẽ ra, còn thực tế Night In The Woods là bức tranh về cái mà người Việt Nam chúng ta gọi là: ăn bám, vô dụng, lười biếng nhưng vẫn mơ mộng trong khi méo có việc làm.

Nhân vật chính của Night In The Woods là Mea Borowski là một sinh viên bỏ học, trở về nhà và bắt đầu cuộc sống cùng bố mẹ mình, trong khi gặp lại những người bạn cũ ở cái thị trấn nhỏ bé này. Night In The Woods có vẻ như phác họa cuộc đời của những con người bị trầm cảm, không thể biểu hiện cảm xúc của mình và gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý khác nhau, hay như chúng ta thường gọi bằng cụm từ mỹ miều “khủng hoảng tuổi 20”.

Những tựa game đặc biệt dạy bạn về mặt tối của xã hội – P.2

Trên thực tế Night In The Woods là bức tranh trần trụi của đám sinh viên ăn hại đái khai, những đứa trẻ không chịu lớn và không muốn đối mặt với trách nhiệm. Đầu tiên Mea chính xác là đang ăn bám bố mẹ và chắc chắn là nó không muốn kiếm việc làm, dành hầu hết thời gian để lang thang và chìm trong ưu tư (mà tôi khá chắc là do hậu quả của việc hít lá đu đủ lâu ngày). Tại sao Mea gặp khó khăn trong giao tiếp, đó là vì méo ai muốn dính dáng tới một con điên đã nghiện lại còn thất nghiệp cả.

Nhưng để che đậy cho các tâm hồn sida thích mơ mộng thì Night In The Woods đã lái nó như kiểu cô ta bị bệnh tâm lý – thực tra thì khi bạn ăn bám gia đình thì méo biết đứa nào mới bị bệnh đâu. Cái game đặc biệt này dạy cho chúng ta một điều rất cơ bản, đó là đời sẽ không xoay chuyển theo bạn và mọi việc sẽ méo bao giờ tốt lên nếu như chỉ ngồi một chỗ. Tất nhiên thay vì nói toẹt ra thì con người luôn làm mọi thứ lòng vòng, như kiểu không phải đang thất nghiệp mà là đang “tạm thời nghỉ ngơi”, ờ thì Night In The Woods cũng y chang như thế – toàn là trò đánh tráo câu chữ mà thôi.

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Những game ngầm ám chỉ mặt tối của xã hội
  1. Những tựa game đặc biệt dạy bạn về mặt tối của xã hội – P.1
  2. Những tựa game đặc biệt dạy bạn về mặt tối của xã hội – P.2