Steam vấp phải làn sóng phản đối vì quá… tham lam

Mức phí quá cao của Steam đang bị nhiều nhà sản xuất game phản đối.

Trong một cuộc khảo sát mới đây với 3000 nhà phát triển game tại Bắc Mỹ và Châu Âu, một làn sóng phản đối Steam đang được dấy lên. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng Steam đã quá tham lam khi đặt tỷ lệ ăn chia 3/7 (tức Steam sẽ đút túi 30% doanh thu bán game mặc dù họ chả đóng góp gì vào quá trình phát triển).

Steam vấp phải làn sóng phản đối vì quá… tham lam - Ảnh 1.

 Trong 3000 người được hỏi, chỉ có 3% cảm thấy đồng ý với mức thu phí 30% của Steam. 43% mong muốn con số này sẽ phải hạ xuống từ 10-15%. Phần đông trong số những người được hỏi đều cho rằng con số 12% của Epic Games Store là hấp dẫn và hợp lý hơn rất nhiều.

Không những thế, Steam còn chẳng gì bất cứ ưu đãi gì cho những nhà phát triển game. Hãy nhìn sang Epic, bên cạnh khoản phí rất rẻ, họ còn đang duy trì một chính sách ưu đãi cực lớn cho những người làm game. Để có thể đàm phán với các nhà sản xuất trong việc phát hành game độc quyền trên Epic Store, ngoài cắt giảm tối đa phí dịch vụ, nền tảng này còn sử dụng đến cả một khoản "lót tay" để thuyết phục đối tác. Số tiền này được gọi là "phí độc quyền", được Epic Store chuyển thắng đến các nhà sản xuất mà không cần quan tâm đến doanh số bán hàng của game.

Steam vấp phải làn sóng phản đối vì quá… tham lam - Ảnh 2.

Epic Games Store thu phí thấp hơn Steam rất nhiều

Lấy vì dụ về trường hợp của Control, Epic đã sử dụng 10,45 triệu USD (~240 tỷ VNĐ) để trả phí độc quyền cho bộ đôi nhà sản xuất 505 Games và Remedy Entertainment. Trong đó, 505 Games hưởng 45%, số còn lại thuộc về Remedy Entertainment.

Như vậy, giờ đây chúng ta đã hiểu vì sao các nhà sản xuất lại thích hợp tác với Epic Games Store đến vậy. Ngoài việc phí dịch vụ rất rẻ, chỉ 12% (với Steam sẽ là 30%), các đối tác của Epic sẽ nhận thêm một khoản phí độc quyền. Tính trên tổng doanh thu, việc hợp tác với Epic Store sẽ đem về rất nhiều lợi nhuận nếu như so sánh với Steam hay các nền tảng khác. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều nhà phát triển game đã không ngần ngại "hất cẳng" Steam để "về với đội của Epic Games Store".