Vụ kiện của cậu bé 9 tuổi với Nintendo và bài học 30 năm về quyền của game thủ - PC/Console

Bỏ tiền ra mua một tựa game không như ý, bạn có quyền kiện nhà làm game để đòi quyền lợi? 30 năm trước, một cậu bé 9 tuổi người Mỹ đã trả lời giúp bạn.

Ngày nay việc các hãng game “treo đầu dê bán thịt chó” dường như đã trở thành cơm bữa đối với ngành game. Trailer đẹp và hoành tráng đấy, demo ấn tượng đấy, hứa hẹn toàn những thứ trên trời đấy, vấn đề là game có được như vậy không thôi. Việc các hãng game cứ “lừa tình” khách hàng hết lần này đến lần khác mãi rồi cũng quen như “chuyện thường ngày ở huyện”. Câu hỏi được đặt ra là sao chả có mấy ai đứng ra kiện các hãng game vì hành vi lừa đảo, quảng cáo sai sự thật và mọi người cứ chấp nhận “sống chung với lũ” mãi như vậy? Thực ra là có người từng làm rồi và ấn tượng nhất là một cậu bé 9 tuổi từng đứng lên kiện Nintendo vì sản phẩm “không được như quảng cáo” từ hàng chục năm trước. Đúng vậy, chúng ta sẽ cùng nhìn lại 1 trong những vụ kiên thú vị nhất lịch sử ngành game này nhé!

Vụ kiện của cậu bé 9 tuổi với Nintendo và bài học 30 năm về quyền của game thủ

Ngày 22 tháng 10 năm 1989, Nick Thiemann đưa cậu con trai Clark đến cửa hàng đồ chơi Child World tại Westport, bang Connecticut. Trong nhiều năm liền, cậu bé Clark đã thu gom lon soda và chai nước ở một sân thể thao gần đó để tích góp tiền. Cuối cùng cậu nhóc cũng có đủ số tiền để tự tay mua tựa game mới cho chiếc máy NES của mình. Sau 1 hồi xem xét, Clark chọn tựa game bóng chày LJN’s Major League Baseball với giá 39.99$. Ngay khi về nhà, Clark nhanh chóng bóc vỏ và cho băng game vào máy để tận hưởng thành quả “nhặt ve chai” của mình.

LJN’s Major League Baseball là tựa game đầu tiên trên NES được cấp giấy phép chính thức bởi MLB (Liên đoàn bóng chày Mỹ), điều đó đồng nghĩa với việc game được phép sử dụng tên gọi và logo của các câu lạc bộ bóng chày trực thuộc liên đoàn. Tuy nhiên game này lại không có giấy phép của Hiệp hội vận động viên của MLB, nghĩa là game không được phép sử dụng tên thật của các vận động viên trong các đội. Thay vào đó các vận động viên trong game sử dụng số áo và chỉ số để phân biệt. Clark không hề hài lòng với điều này khi mà các tuyển thủ yêu thích của cậu không xuất hiện trong game, danh sách tuyển thủ không được cập nhật. Bực bội, Clark phàn nàn với bố mình rằng đây không phải là thứ mình mong đợi. Ông bố Nick đồng tình với con mình và đưa cậu bé đi trả game.

Vụ kiện của cậu bé 9 tuổi với Nintendo và bài học 30 năm về quyền của game thủ

Vậy là 2 cha con quay lại Child World để trả game và hoàn tiền (ngày nay thiên hạ gọi là Refunded). Cửa hàng từ chối, cho biết là 1 khi đã bóc vỏ bọc thì cửa hàng sẽ không hoàn tiền. Khách hàng sẽ chỉ có thể đổi 1 bản game mới, và chỉ khi mà bản game cũ có khiếm khuyết hay trục trặc gì đó. Ông bố quyết định liên lạc với bộ phận Nintendo Hoa Kì, cho rằng sản phẩm game này không đúng với những gì được minh họa và giới thiệu.

“Trừ khi anh biết hết số áo của các tuyển thủ bóng chày, nếu không anh sẽ không biết được ai là ai. Nếu tôi 9 hay 10 tuổi và tôi mua tựa game lúc này, tôi muốn có Ricky Henderson trong đội của tôi. Trong game này, anh ta chỉ là 1 người Mỹ nào đó” – Nick Thiemann viết.

Nintendo Hoa Kì quyết định mặc kệ phản hồi của ông bố. Mỉa mai thay, bản thân Nick Thiemann là 1 luật sư, và chắc bạn cũng biết công việc của luật sư là gì rồi đó. Ông bố này quyết định giải quyết mọi việc bằng kiện cáo. Theo đó, ngày 16 tháng 1 năm 1990, cậu nhóc Clark được sự hẫu thuẫn của ông bố luật sự đâm đơn kiện  Nintendo Hoa Kì, hãng game LJN và liên đoàn bóng chày MLB. Họ tố cáo tựa game đã vi phạm điều luật CUTRA (Connecticut Unfair Trade Practices Act) vốn nghiêm cấm hành vi và thủ đoạn cạnh tranh, giao dịch mang tính chất lừa đảo, không công bằng. Vụ kiện này đồng thời cho phép những ai đã mua LJN’s Major League Baseball tham gia kiện tụng. Nhà Thiemann hi vọng rằng vụ kiện sẽ ngăn chặn Nintendo và LJN tiếp tục bán tựa game này hoặc ít ra là tiếp tục bán nhưng ít dấu hiệu lừa đảo hơn. Đồng thời bên bị kiện phải chi trả thiệt hại, phí luật sư cùng việc hoàn trả 40$ tiền game.

Vụ kiện của cậu bé 9 tuổi với Nintendo và bài học 30 năm về quyền của game thủ

300x250

Vụ kiện này thu hút sự chú ý lớn từ phía báo chí, phần nhiều thấy rằng vụ này khá thú vị. Jim Taylor từ tờ báo The Province của Vancouver, Canada viết:“Khi bạn là cậu bé 9 tuổi, thử nghĩ xem bố mẹ bạn sẽ cười to hoặc vạt đít bạn nếu bạn nếu bạn đòi hẹn làm việc với luật sư”.

Sau nhiều lần hoãn, luật sư đại diện cho Nintendo Hoa Kì kháng cáo nhằm hủy bỏ vụ kiện vào ngày 4 tháng 4 năm 1990. Theo đó, cứ cho là lời tố cáo của nhà Thieman có cơ sở đi, họ cũng chả có quyền bắt bẻ. LJN’s Major League Baseball được phát hành vào tháng 4 năm 1988 và phát triển vào 1987, 2 năm trước khi Clark mua game. Danh sách tuyển thủ của game rất chính xác đối với thời điểm game được sản xuất. Bản thân bìa game hay quảng cáo cũng chưa bao giờ khẳng định rằng game có đầy đủ tên của tuyển thủ. Về phía Clark thì khác, theo cậu thì tựa game hứa hẹn cho phép người chơi được là quản lí của đội bóng, nếu không có tên tuyển thủ thì quản lí thế nào được. Một luật sư khác tên Lawrence Kanaga cho biết:“Thiemann phát hiện ra tựa game chứa dữ liệu không đầy đủ để giúp cậu có thể đưa ra quyết định quản lý đội bóng như game hứa hẹn”.

Tại tòa án quận tại New Haven, Connecticut, cả 2 phe tranh cãi gay gắt. Cuối cùng vào 28 tháng 12 năm 1990, thẩm phán Ellen Burns đưa ra quyết định hủy bỏ vụ kiện, Nintendo giành chiến thắng. Nhà Thiemann có những bằng chứng xác thực nhưng rồi cuối cùng bị rút lại. Về phía tựa game, nó đã bán được hơn 1 triệu bản, 1 thành công lớn. Về phía Nintendo Hoa Kì, hãng tiếp tục nhận thêm những vụ kiện có phần ngớ ngẩn với người đâm đơn kiện như mọi khi đa phần là trẻ em và thanh thiếu niên.

Vụ kiện của cậu bé 9 tuổi với Nintendo và bài học 30 năm về quyền của game thủ

Câu mô tả: “26 đội major league với đầy đủ các thành viên của họ” đã gây hiểu lầm cho game thủ

Bạn đang chờ đợi việc cậu bé sẽ chiến thắng và Nintendo sẽ thua cuộc phải bồi thường đúng không? Đáng tiếc vụ án này lại không thành công như vậy. Nhưng nó đã nêu lên một vấn đề rất cơ bản trong quan hệ giữa game thủ và nhà sản xuất: tranh chấp về chất lượng sản phẩm. Rất nhiều game thủ bỏ số tiền không nhỏ ra mua một tựa game đắt để rồi khi nó được làm hời hợt họ lại cho rằng có thể do mình không hợp rồi cho qua vì cho rằng kiện tụng sẽ chẳng đi đến đâu, cùng lắm vote 1 sao cho bõ ghét.

Nhìn lại Death Stranding: Một thất bại cả về doanh thu lẫn nghệ thuật?
Có một sự thật đáng buồn về Death Stranding là không những nó thất bại trong việc đoạt Game of the Year, mà ngay cả doanh số bán ra cũng không thuận lợi.

Giờ đây nhìn lại vào ngành công nghiệp game, chúng ta có thể thấy rõ 1 điều rằng game thủ đang dần chấp nhận bị các hãng game bắt nạt. Trong khi đó 30 năm trước, 1 cậu bé 9 tuổi đã dám đứng lên đòi quyền lợi cho khách hàng. Dù vụ kiện không đi về đâu, thế nhưng nó cho thấy chúng ta, các khách hàng game thủ phải biết đứng dậy giành lấy quyền lợi cho mình. Khách hàng là thượng đế mà.