Xuất hiện thành phố đầu tiên trên thế giới tham gia siêu vũ trụ ảo Metaverse

Chính quyền thành phố Seoul cho biết, họ sẽ là thành phố lớn đầu tiên tham gia Metaverse.
Xuất hiện thành phố đầu tiên trên thế giới tham gia siêu vũ trụ ảo Metaverse - Ảnh 1.

Chính quyền thành phố Seoul cho biết, họ sẽ là thành phố lớn đầu tiên tham gia metaverse (siêu vũ trụ ảo). Ngày 03/11 vừa rồi, Thủ đô của Hàn Quốc đã công bố kế hoạch cung cấp một loạt các dịch vụ công cộng cũng như sự kiện văn hóa trong metaverse.

Nếu kế hoạch thành công, người dân Seoul có thể đến thăm một tòa thị chính ảo để làm mọi thứ, từ tham quan di tích lịch sử cho đến khả năng nộp đơn khiếu nại dân sự, với chỉ bằng cách đeo kính thực tế ảo.

Xuất hiện thành phố đầu tiên trên thế giới tham gia siêu vũ trụ ảo Metaverse - Ảnh 2.

Khoản đầu tư 3,9 tỉ Won (tương đường 3,3 triệu USD) là một phần trong kế hoạch 10 năm mà thị trưởng Oh Se-hoon đặt ra cho Seoul, hướng đến mục đích cải thiện tính di động xã hội giữa các công dân và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu cho Thủ đô Hàn Quốc. Seoul cũng tham gia vào Thỏa thuận Kỹ thuật số Mới (Digital New Deal) của Hàn Quốc.

Đây là kế hoạch toàn quốc nhằm áp dụng các công cụ kỹ thuật số và AI để cải thiện việc chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng trung tâm và nền kinh tế trong quá trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế mà COVID-19 gây ra.

Thành phố metaverse của Seoul sẽ hoạt động như thế nào?

Chính quyền thành phố Soul sẽ phát triển nền tảng metaverse của riêng mình từ cuối năm 2022. Khi đi vào hoạt động hoàn toàn trong năm 2026, họ sẽ tổ chức nhiều chức năng công cộng, bao gồm văn phòng thị trưởng ảo, cũng như các không gian phục vụ lĩnh vực kinh doanh, một vườn ươm công nghệ tài chính fintech cùng một tổ chức đầu tư công.

Nền tảng này sẽ được bắt đầu bằng một lễ rung chuông mừng năm mới trong tháng 12 năm nay. Đến năm 2023, Seoul có kế hoạch mở "Metaverse 120 Center" – một nơi dành cho các dịch vụ công cộng ảo và các hình đại diện sẽ giải quyết những mối quan tâm của người dân, vốn chỉ có thể được giải quyết bằng cách đi đến tòa thị chính thành phố trước đây.

Xuất hiện thành phố đầu tiên trên thế giới tham gia siêu vũ trụ ảo Metaverse - Ảnh 3.

Kế hoạch này hiện vẫn chưa tiết lộ cụ thể về việc công dân sẽ sử dụng những thiết bị nào để truy cập vào nền tảng metaverse. Tuy vậy, các quan chức thành phố tiết lộ rằng mục tiêu của họ là mở rộng khả năng tiếp cận những dịch vụ công cộng của thành phố, bất kể những vấn đề về địa lý hay những người khuyết tật. Nhưng một điều rõ ràng: thiết bị chuyên dụng có thể là rào cản đối với nhiều người. Những bộ headset thực tế ảo có giá khoảng 300 – 600 USD, và không được tiếp cận rộng rãi như smartphone và máy tính.

Ranh giới tiếp theo của thành phố thông minh

Các chính quyền thành phố đang sử dụng công nghệ số và dữ liệu thời gian thực để tối ưu hóa hoạt động của thành phố. Đây như là một phần đối với sự dịch chuyển sang "các thành phố thông minh". Metaverse có thể là sự phát triển tiếp theo của nó. Dù thông tin chi tiết về cách thức hoạt động của metaverse vẫn còn mơ hồ, ngay cả đối với những công ty đang cố gắng xây dựng đó, nhưng đó rõ ràng là một bước tiến tự nhiên tiếp theo của Seoul.

Xuất hiện thành phố đầu tiên trên thế giới tham gia siêu vũ trụ ảo Metaverse - Ảnh 4.

Thành phố Hàn Quốc đang có kế hoạch sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để giám sát hệ thống cống rãnh cũng như trung tâm chất thải nước của mình. Một chatbot AI sẽ đóng vai trò như là người hướng dẫn công khai, giải quyết các câu hỏi và khiếu nại liên quan đến mọi thứ, từ vi phạm đỗ xe cho đến những giao thức COVID-19. Đầu năm nay, Seoul đã triển khai kế hoạch một mạng lưới internet cho vạn vật (IoT: Internet of Things) công cộng, áp dụng một loạt các cảm biến và trạm cơ sở khắp thành phố nhằm thu thập dữ liệu về mọi thứ như giao thông, an toàn công cộng cũng như các chỉ số môi trường, sau đó đưa chúng đến 1 nền tảng hoạt động trung tâm do nhân viên thành phố kiểm soát.

Tương lai của metaverse hiện đang được nhiều gã khổng lồ công nghệ chú ý đến và xây dựng. Microsoft, Nike và Meta (công ty mẹ của Facebook) đều đã đưa ra những công bố liên quan đến lĩnh vực môi trường kỹ thuật số này. Hàn Quốc là một trong những chính phủ duy nhất cố gắng tái tạo lại quảng trường công cộng ảo. Nhưng nếu được, họ có thể mở rộng tiện ích của metaverse cho hàng triệu công dân.