Bạn nghĩ sao về câu nói “Hãy để game online thực sự mang đúng ý nghĩa là tạo niềm vui”? - Cộng Đồng

Có đài truyền hình nào đó đã tuyên bố với cả nước rằng: “Hãy để game online thực sự mang đúng ý nghĩa là tạo niềm vui”. Bạn nghĩ sao?

Mới đây, khi đứa em trai Mọt vừa mới hoàn thành một năm học không xuất sắc như ba má kỳ vọng (dù nó vẫn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến) đồng thời bị cô giáo phê bình là “Em A học khá nhưng còn ham chơi điện tử” thì tình cảm gia đình đã có phần sứt mẻ nghiêm trọng. Chưa dừng lại ở đó, trong bữa cơm tối đầm ấm khi gia đình đang sum họp thì ông truyền hình đã có một “đòn chí mạng KO” giáng thẳng vào mặt Mọt em khi phát sóng một bản tin với tiêu đề rất rõ ràng “Hãy để GAME ONLINE thực sự mang đúng ý nghĩa là tạo niềm vui”.

" alt=""

Tất nhiên là bữa cơm đã kết thúc trong nước mắt của thằng em Mọt khi bị nhị vị phụ huynh truyền đạt cho thêm một trận về việc chơi game ảnh hưởng nguy hại đến cuộc sống và tương lai như thế nào. Trên tư cách một người chị có trách nhiệm, Mọt tui muốn chia sẻ cùng thằng em khốn khổ vì ngày xưa Mọt tui cũng bị ăn mắng về tội mải chơi điện tử. Vậy chơi game có thực sự mang lại những ảnh hưởng xấu hay không thì Mọt tui muốn anh em cho ý kiến để cứu vớt thằng Mọt em khỏi thảm cảnh bị ăn chửi.

Chơi game bạo lực sẽ có tính cách bạo lực? 

Lý do đầu tiên mà các bậc phụ huynh hay cấm con em chơi điện tử là vì đa số các game online/offline bây giờ đều có xu hướng bạo lực. Và họ lo sợ điều đó sẽ ám vào tâm trí thơ ngây vô số tội của những đứa trẻ còn non nớt, gây nên những tác động tiêu cực. Trong bản tin mà đài truyền hình nọ trình chiếu, một loạt các hình ảnh về những tựa game nổi tiếng hiện nay như Liên Quân, LMHT, PUBG,.. đã được nhắc tới làm ví dụ về những tựa game bạo lực.Và điều này đã gây tranh cãi xôn xao trong các cộng đồng game thủ  những ngày vừa qua.

Game thủ và vấn đề bạo lựcGame thủ và vấn đề bạo lực

Thực tế không có một thước đo chính xác nào để nói chơi game bạo lực chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của con người cả dù nhiều người từng cố nghiên cứu về vấn đề này. Con người trong quá trình tiếp nhận giáo dục đã có nhận thức riêng của bản thân về cái tốt và cái xấu, không thể nói vì nhìn thấy cái xấu mà ngay lập tức lại bắt chước làm theo được. Những tựa game có tính chất bạo lực cũng không dễ dàng tác động vào hành vi một con người nếu bản thân họ không có xu hướng bạo lực. Đơn cử như phim hành động cũng có nhiều cảnh bạo lực, nhưng có phải ai đi xem phim xong cũng bắt chước thực hiện những pha chém giết đâu.

Mới gần đây trên báo có xôn xao về một vụ tai nạn thương tâm khi một game thủ ở Nghệ An đã bắt cóc và sát hại một bé trai mới có 5 tuổi chỉ vì muốn được làm anh hùng như trong trò chơi hắn ta từng trải nghiệm. Tuy báo chí không đề cập chính xác tên game ảnh hưởng đến hung thủ của vụ án này, nhưng cũng vì thế rất nhiều trò chơi đã bị liên lụy khi bỗng dưng có tên trong danh sách ảnh hưởng xấu và bản thân những người chơi game lành mạnh cũng bị tác động không ít.

Điều buồn cười là thay vì cho rằng hung thủ có những hành động bạo lực do tính cách, do tiếp xúc với môi trường xã hội hay do sự quản lý lỏng lẻo của gia đình thì phần lớn phụ huynh đều nhất trí với nguyên nhân do hắn nghiện game. Khi được phỏng vấn thì họ hàng, làng xóm của các hung thủ thường tiếc nuối nói rằng: “Cháu ở nhà rất ngoan, hay phụ giúp bố mẹ, chưa thấy cháu gây gổ với ai bao giờ…” chứ chẳng ai bảo “Cháu chơi game suốt ngày nhưng vẫn ngoan, chắc là lỗi do bố mẹ cháu chưa quản lý nghiêm..” cả.

hay-de-game-online-tro-thanh-niem-vui-02hay-de-game-online-tro-thanh-niem-vui-02

Cháu nào phạm tội thì ở nhà cũng khá là ngoan?

Trái ngược với ý kiến cho rằng game bạo lực là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu thì Mọt cho rằng, chơi game là cách tốt nhất để bản thân giải tỏa bớt sự căng thẳng – nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi bạo lực. Trong cuộc sống luôn có những áp lực vô hình, nếu không có chỗ để giải tỏa rất dễ tích tụ lại để rồi bùng phát thế nên việc chơi game sẽ giúp bạn giải tỏa sự căng thẳng. Thực tế, chơi game chưa bao giờ có ảnh hưởng đến hành vi hay tính cách của một con người nếu họ thực sự có suy nghĩ và nhận thức căn bản đủ tốt. Căn bản của của vấn đề bạo lực nằm ở sự thiếu kiểm soát nội dung ảo mà game thủ tiếp thu hay việc giáo dục chưa đúng cách của phụ huynh chứ không thể đổ lỗi hoàn toàn cho một nhân tố rất khách quan như chơi game được.

Chơi game nhiều có gây nghiện không?

Khi phụ huynh thấy con em mình quá đam mê một thứ gì đó, hoặc thích thú đến mức dành nhiều thời gian cho một việc (ngoại trừ việc học hành) thì họ sẽ liên tưởng ngay đến từ “nghiện”. Việc nghiện game cũng thực sự là nỗi lo của các bậc phụ huynh vì họ sợ rằng việc chơi game quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thời gian học hành và ảnh hưởng đến não bộ.

Đa số các game hiện nay đều sẽ có một dòng cảnh báo về thời gian chơi tối đa cho mỗi game thủ, nhưng dòng chữ này thường được in khá bé, và đặt ở chỗ khá khiêm tốn so với… banner quảng cáo, khuyến mãi nạp game. Rất khó để có thể tuân thủ đúng thời gian chơi game sao cho phù hợp theo khuyến cáo vì ngay cả Mọt tui khi đang trong trận đấu cũng khó lòng mà thoát ra ngoài vì đồng đội đang cần mình. 

hay-de-game-online-tro-thanh-niem-vui-03hay-de-game-online-tro-thanh-niem-vui-03

Dòng khuyến cáo vô dụng nhất mọi thời đại

Chơi game nhiều chưa hẳn sẽ nghiện nếu như bạn biết cách quản lý thời gian giải trí của bản thân sao cho phù hợp. Có thể sử dụng một số mẹo để phân bổ thời gian chơi game tốt hơn cho bản thân và tránh bị phụ huynh gank. Ví dụ như bạn có thể chơi vài trận đấu, sau đó đứng dậy, đi xuống nhà giúp phụ huynh quét nhà, sau đó lại lên chơi tiếp, một lúc sau lại xuống giúp bố tưới cây,… Vẫn là chơi game với thời gian nhiều nhưng việc bạn đi đi lại lại trong nhà và giúp việc nhà sẽ tạo cảm giác là bạn không ngồi lâu trước màn hình máy tính. Việc hoạt động cũng khiến cho mắt được thư giãn và thần kinh không bị căng thẳng sau thời gian chơi kéo dài.

Làm sao để biến chơi game trở thành niềm vui?

Thực ra cái mệnh đề làm thế nào để biến game trở thành niềm vui hơi buồn cười. Vì game vốn sinh ra là để giải trí, để làm cho con người ta vui vẻ hơn chứ chẳng ai chơi game để bực bội hay chán nản cả (trừ mấy tay toxic). Người ta thường cần một cái lý do nào đấy bao biện khi mình giáo dục thất bại một đứa trẻ, và những thứ giải trí mà đứa trẻ đó đam mê sẽ hay bị lôi ra làm mục tiêu công kích. Chơi game, YouTube, phim ảnh, … đều sẽ là những lý do cho việc hành xử bạo lực, ngỗ nghịch của những đứa trẻ chưa ngoan.

Niềm vui mà Mọt muốn nhắc đến ở đây là việc chơi game sao cho cả bố mẹ, gia đình, họ hàng đều thấy được đúng giá trị mà game mang lại. Bởi đã có quá nhiều bài báo lên án hay kể ra những mặt tiêu cực của game và quá nhiều những cuộc tranh cãi không có hồi kết trên mạng về việc game tốt hay xấu.

hay-de-game-online-tro-thanh-niem-vui-04hay-de-game-online-tro-thanh-niem-vui-04

Thực tế việc cãi vã hay tranh luận chưa bao giờ là cách giải quyết tốt. Người ta thường chú ý đến việc xấu vì nó dễ gây phản cảm, còn việc tốt thì lại ít tạo được ấn tượng mạnh. Những bài báo, bản tin như kiểu: “Thủ khoa 30 điểm: Chơi game nhưng vẫn mê học” thì hiếm được nhắc tới cũng như chia sẻ nhiều trong khi những bài báo về việc nghiện game hay ảnh hưởng của game thì có chém mãi cũng không bao giờ thấy hết.

Thay vì tranh cãi với các bậc phụ huynh khi họ nói về ảnh hưởng xấu của game thì hãy tự tin vỗ ngực đảm bảo rằng bạn có thể cân bằng giữa thú vui và cuộc sống, giữa giải trí và học hành, công việc. Hành động bao giờ cũng là cách tốt nhất để minh chứng một điều gì đó là đúng, còn việc hành động ra sao thì Mọt tui không dám khuyên bảo, mỗi người sẽ có cách riêng của mình.

Lời kết

Những mặt tốt của việc chơi game ngày càng được bộc lộ và Mọt tin rằng sau này sẽ có nhiều người bớt định kiến về game hơn. Một ngày nào đó không xa, trong những bữa cơm, anh em game thủ sẽ dám ngẩng đầu khi bắt gặp nhiều bản tin thời sự vinh danh mặt tốt của việc chơi game. Anh em mọt nào có ý kiến khác về bản tin gây hoang mang vừa qua thì cùng comment dưới bài viết này nhé!