“Ngày xửa ngày xưa có một vị Pharaoh Ai Cập vô cùng trẻ tuổi tên là Tutankhamun. Sau khi chết, ông được chôn cất và ngôi mộ của ông cứ vậy bị chôn vùi trong đất đá suốt hàng ngàn năm. Cuối cùng, một nhóm các nhà khảo cổ đã tìm thấy ngôi mộ và mở nó ra. Tất cả họ sau đó đều chết một cách vô cùng bí ẩn”. Đây hẳn là lời dẫn của hàng trăm, ít nhất cũng là hàng chục các bộ phim làm về chủ đề Ai Cập cổ đại và các Pharaoh. Đó không phải hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng, Tutankhamun đương nhiên có thật và những tin đồn liên quan đến lời nguyền xác ướp cũng được người ta truyền tai nhau từ lâu. Nhưng… sự thật đằng sau là gì và liệu nó có đáng tin được không? Nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và Huân tước Lord Carnarvon - nhà tài trợ cho chuyến tìm kiếm đã phát hiện ra lăng mộ của Tutankhamun tại Thung lũng của các vị Vua vào ngày 4 tháng 11 năm 1922. Lời nguyền được biết bắt đầu linh ứng gần như ngay lập tức. 1922 Chim hoàng yến: Sau nhiều năm xôi hỏng bỏng không, trong niềm hy vọng cuối cùng, Howard Carter quay trở lại Ai Cập với một con chim hoàng yến. Theo lời kể lại thì một ngày nọ, con chim bỗng cất tiếng hót dữ dội khi đi ngang qua nơi lăng mộ của Tutankhamun bị ẩn giấu. Carter và nhóm người đi theo ngờ rằng đây chính là một điềm báo và bằng một cách thần kỳ nào đó, cuộc tìm kiếm thực sự đã có kết quả. Một ngày sau khi ngôi mộ được mở ra, một con rắn đã chui vào lồng chim đang đặt ở nhà của Carter và giết nó. Nhiều người coi con rắn - chính xác là rắn hổ mang - là biểu tượng cho vương quyền của các Pharaoh và những đồn đoán về lời nguyền xác ướp chính thức bắt đầu. Tuy chuyện về cái chết của chim hoàng yến được kể lại rất nhiều trên những trang báo nhưng nguồn thông tin chính xác lại rất mơ hồ. Trong một phiên bản khác, chủ nhân thực sự của con chim hoàng yến này là một trong những người bạn của Carter chứ không phải ông ta. Không ngoại trừ khả năng câu chuyện này được thêm mắm dặm muối bởi các nhà báo.
1923Carnarvon: Người đầu tiên bị lời nguyền giáng xuống Lord Carnarvon. Sau khi bị muỗi cắn vào má, ông ta sốt mê man suốt 7 ngày cho đến khi qua đời vào ngày 5 tháng 4 năm 1923, đúng 5 tháng kể từ lúc phát hiện ra lăng mộ. Đáng nói, các bức ảnh chụp X-quang của Tutankhamun cho thấy ông cũng có một vết sẹo nhỏ trên má ở đúng chỗ Lord Carnarvon bị muỗi cắn. Sự trùng hợp này không một ai có thể giải thích nổi. Susie: Theo lời kể của các thành viên trong gia đình Lord Carnarvon thì Susie - tên con chó của ông đã tru lên những tiếng kêu thống khổ vào đúng thời điểm Carnarvon qua đời và sau đó nó cũng tự vẫn. Kỳ lạ là Lord Carnarvon chết ở trong một khách sạn ở Cairo, thủ đô Ai Cập trong khi con chó vẫn đang ở nhà của ông tại Anh. Hai địa điểm cách nhau những hơn 3.500 dặm. Chuyện này được chính George Herbert, con trai của Lord Carnarvon xác nhận. Cắt điện đột ngột ở Cairo: Chuyện kể rằng vào đêm Lord Carnarvon qua đời, có một vụ cắt điện đột ngột ở Cairo. Sáng hôm sau, hai thi thể được tìm thấy mà một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng họ chính là những công nhân người Ai Cập, người đã cùng Carter đào bới lăng mộ của Tutankhamun. George Jay Gould, một giám đốc điều hành đường sắt người Mỹ qua đời ở French Riviera vào ngày 16 tháng 5 năm 1923. Ông này cũng từng đến thăm lăng mộ và tử vong sau cơn sốt đột ngột. Hoàng tử Ali Kamel Fahmy Bey: Hoàng tử Ai Cập 23 tuổi bị người vợ mới cưới được 6 tháng người Pháp - Marie-Marguerite - bắn chết vào ngày 10 tháng 7 năm 1923 tại khách sạn Savoy. Không lâu trước thời điểm này, Hoàng tử đã đến thăm lăng mộ của Vua Tutankhamun, thậm chí còn chụp cả ảnh lưu niệm ở đây. Aubrey Herbert: Anh trai cùng cha khác mẹ của Lord Carnarvon cũng qua đời vào ngày 23 tháng 9 năm 1923 vì nhiễm độc máu sau phẫu thuật. Đáng nói, đây chỉ là ca phẫu thuật nha khoa thông thường và tỷ lệ xảy ra sự cố này là vô cùng thấp. Trước khi chết, ông ta cũng vừa trở về từ chuyến đi đến Luxor ở Ai Cập. Ahmed Kamal Bey (Pasha): là nhà Ai Cập học đầu tiên của Ai Cập cũng là nhà khoa học tiên phong của đất nước này. Ông đã từng đến thăm lăng mộ của Tutankhamun và chết ngay sau đó, nguyên nhân được cho là nhiễm trùng phổi.
1924Archibald Douglas Reed: là một nhà khoa học người Anh, được chính phủ Ai Cập tuyển dụng. Ông cũng chính là người phụ trách chụp X-quang cho xác ướp trước khi nó được chuyển đến Bảo tàng Cairo. Theo nhiều nguồn tin, Archibald Douglas Reed ngã bệnh ngay vào buổi sáng sau khi chụp X-quang xong. Vào ngày 15 tháng 1 năm 1924 - chỉ trong vòng 3 tuần - ông chết mà không rõ nguyên nhân. Hugh Evelyn-White: là nhà khảo cổ, mật mã học người Anh. Ông từng theo học tại King’s School, Ely. Năm 1909, ông tham gia chuyến thám hiểm của Bảo tàng Metropolitan đến Ai Cập và ở đó cho đến tận năm 1921, ngoại trừ khoảng thời gian khi ông phục vụ trong Thế chiến thứ nhất. Ông là người đi sau Carter, một trong những người đầu tiên bước vào buồng xác, nơi có xác ướp của Tutankhamun. Ông ta đã treo cổ tự tử và trước khi chết, Hugh Evelyn-White có để lại bức thư: “Tôi không chịu nổi lời nguyền này - thứ buộc tôi phải biến mất vĩnh viễn”. Lee Stack: Toàn quyền Sudan thuộc Anh-Ai Cập là một trong những người đầu tiên ghé thăm lăng mộ sau khi nó được khai quật. Sáu tháng sau, khi đang lái xe từ Văn phòng Chiến tranh Ai Cập ở Cairo về nhà, ông đã bị một nhóm sinh viên bắn chết. Ông chết vào 19 tháng 11 năm 1924 vì vết thương quá nặng.
1926Aaron Ember: là một trong những nhà Ai Cập học hàng đầu ở Hoa Kỳ, người được giới chuyên môn Châu Âu công nhận như một chuyên gia về Ai Cập cổ đại. Ông cũng được biết đến với vai trò trưởng khoa Ai Cập học tại trường Đại học Johns Hopkins. Aaron Ember qua đời vào ngày 1 tháng 6 năm 1926 do một tai nạn ở nhà riêng và ông thì đang cố gắng tìm cuốn “Cái chết của người Ai Cập” mà mình đang đọc dở. Liệu cuốn sách này có phải do một trong những người thuộc đoàn thám hiểm của Carter gửi cho ông hay không thì vẫn chẳng ai biết. 1928Arthur Cruttenden Mace: là một trong số những thành viên trong đoàn của Howard Carter trong quá trình khám phá lăng mộ năm 1922. Ông đã giúp Carter trong cả quá trình khai quật và soạn thảo tập đầu tiên của “The Tomb of Tut.ankh.Amen”. Năm 1924, sức khỏe ông bắt đầu suy yếu trầm trọng và vào ngày 6 tháng 4 năm 1928 ông chết sau khi để lại lá thư viết rằng ông chết do bị đầu độc bởi arsenic. Bruce Ingham: người đã nhận được một món quà từ Howard Carter vài năm sau khi phát hiện ra lăng mộ. Hóa ra đó là một cái chặn giấy được cho là làm từ bàn tay xác ướp với chiếc vòng tay hình con bọ hung có dòng chữ: “Lời nguyền sẽ ứng lên kẻ đã di chuyển cơ thể tôi. Lửa, nước và dịch bệnh sẽ hành hạ anh ta.” Trong một thời gian ngắn, nhà của Bruce Ingham bị thiêu rụi và khi ông ta bắt đầu xây lại căn mới, một trận lũ lớn đã cuốn trôi toàn bộ móng nhà. 1929 Thư ký riêng của Howard Carter là Richard Bethell, được tìm thấy đã chết trên giường vào năm 1929. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin thì ông ta bị chết ngạt vì khói khi đang ở câu lạc bộ Mayfair tại London vào ngày 15 tháng 11 năm 1929 1930Edgar Steele (24 tháng 2 năm 1930): Edgar Steele, 57 tuổi, người phụ trách xử lý các đồ tạo tác trong lăng mộ tại Bảo tàng Anh ở London đã qua đời tại bệnh viện St Thomas chỉ 4 ngày sau một ca phẫu thuật nhỏ ở dạ dày. Lord Westbury (20 tháng 2 năm 1930): Cha của Richard Bethell, 77 tuổi, được cho là đã tự nhảy lầu tự vẫn mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, còn rất nhiều cái tên khác có liên quan như Joel Woolf, Edouard Neville, Giáo sư La Fleur, William Henry Goodyear, Bernard Greenfell, Lady Almina, John Maxwell,... và thậm chí cả y tá người đã chăm sóc cho Lord Carnarvon trong khoảng thời gian ông bị bệnh. Thông tin về những người này và cách họ chết rất khó xác minh nhưng như vậy cũng đủ khiến chúng ta ớn lạnh và tò mò về ngôi mộ bị nguyền rủa và Pharaoh nổi tiếng Tutankhamun.
Để biết thêm nhiều tin tức hot nhất về game, bạn đọc có thể Like và Follow Fanpage: