Bố mẹ làm gì khi nghĩ rằng trong nhà mình có con nghiện game?

Con nghiện game là một trong những điều khiến các bậc phụ huynh đau đầu, nhưng trước khi hành động, hãy bình tĩnh suy xét kỹ.

Trong thời buổi internet, các trò chơi được thiết kế với các tính năng ngày càng hấp dẫn và thú vị hơn, với mục tiêu giữ chân game thủ càng lâu càng tốt, hoặc khuyến khích họ đăng nhập vào game nhiều lần trong ngày. Điều này khiến không ít người hoảng hốt khi thấy con mình thường xuyên chơi game, và khiến họ lo lắng, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Bạn cần làm gì khi nghĩ rằng có con nghiện game trong gia đình mình?

Xác định xem đó có phải là con nghiện game

Đầu tiên, hãy xem liệu con bạn có thực sự là một con nghiện game hay không. Nói ngay cho bạn yên lòng: rất ít khi một game thủ thực sự nghiện game, mà đại đa số trường hợp chỉ là đam mê lành mạnh. Tùy thuộc vào nghiên cứu, các số liệu chỉ ra rằng có từ 1% đến 16% game thủ đáp ứng các tiêu chuẩn về nghiện. Lý do của sự chênh lệch này là vì định nghĩa chính thức về nghiện game khác nhau giữa các tổ chức khác nhau. Vì vậy nên rất dễ bị nhầm lẫn về việc thói quen chơi game của game thủ nằm trong nhóm bình thường, nghiện nhẹ hay nghiện nặng.

con nghiện game

Như thế nào mới là con nghiện game? Theo các nghiên cứu khoa học, người có nhiều hơn hai trong số các triệu chứng sau là nghiện game:

  • Thèm chơi game:  quan tâm quá mức đến game online, luôn trò chuyện về game, không hứng thú với những việc khác.
  • Chơi game liên tục không nghỉ: chơi liên tục và không có thời gian nghỉ.
  • Không kiểm soát được việc chơi game và thời gian chơi của mình.
  • Không quan tâm đến những thứ khác, bỏ bê những mối quan hệ xung quanh như gia đình và bạn bè.
  • Che giấu cảm xúc: khi có một cảm xúc khó chịu hoặc tình huống không hay, người nghiện game thường chơi game để che dấu đi những cảm xúc này. Họ dùng thế giới ảo trong game để không phải đối diện với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
  • Nói dối về thời gian chơi game: người nghiện game thường có xu hướng nói dối gia đình về thời gian chơi game.
  • Tiêu tốn nhiều tiền cho việc chơi game: người nghiện game thường đầu tư nhiều tiền vào chơi game và mua các thiết bị chơi game.
  • Cảm xúc bất ổn: khi chơi game, người nghiện game sẽ có trạng thái kích thích, hưng phấn khi chơi và cũng có thể thất vọng. Cảm xúc này có thể vẫn tồn tại sau khi chơi.

Làm gì khi con nghiện game?

Đánh đập, mắng mỏ, trừng phạt có thể là cách mà các bậc phụ huynh thường chọn khi nghĩ rằng con mình nghiện game, nhưng đó là những phương thức vô dụng. Khi con nghiện game, lý do thường là do những tác động tiêu cực từ bên ngoài, có thể từ gia đình, nhà trường hoặc xã hội. Đó có thể là bị bạn bè bắt nạt, phụ huynh không quan tâm hay thầy cô mắng mỏ. Thêm dầu vào lửa bằng đòn roi và hình phạt hoàn toàn không giúp ích gì trong trường hợp này.

Thay vào đó, khi phát hiện con mình nghiện game, các bậc phụ huynh nên:

  1. Không dùng bạo lực với con

Các bậc phụ huynh không dùng bạo lực để trừng phạt khi con nghiện game. Khi con mình ham chơi điện tử, không chịu học tập thì nó cũng có nguyên nhân của nó. Là người lớn, chúng ta không nên nghĩ đó là lỗi tại con mà hãy xem xét thật kỹ xem nó có liên quan đến những cái khác như cách giáo dục của cha mẹ, sự ức chế trong các mối quan hệ, bị bạn bè rủ rê… Trong hoàn cảnh này, các biện pháp trừng phạt là vô nghĩa mà đôi khi còn phản tác dụng, chỉ khiến trẻ giấu mình sâu hơn và có thể trượt chân vào những thói quen nguy hiểm hơn.

con nghiện game

  1. Đưa ra các biện pháp tưởng thưởng theo ý thích

Khi con nghiện game, hãy chiều theo ý thích của con bằng cách đặt những điều kiện chẳng hạn điểm tốt, giúp làm việc nhà sẽ được chơi game, những điều khiến con trẻ vui lòng. Những đứa trẻ luôn thích được thưởng và trông chờ sự công nhận của người lớn, vậy nên nếu bạn áp dụng quy luật thưởng – phạt vào các việc làm của con thì sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

  1. Đừng nghĩ rằng cứ thích chơi game là xấu

Đừng mù quáng đổ lỗi cho game vì không muốn nhìn nhận sự thật là do chính con người chúng ta tạo ra các thói xấu cho mình. Thật ra game hoàn toàn không xấu, mà chỉ sự lạm dụng nó mới xấu. Thế nhưng không ít người lớn cho rằng hễ cứ chơi game là xấu, là “con sâu đục khoét tâm hồn”. Chúng ta đổ lỗi cho game vì không muốn nhìn nhận sự thật là do chính con người chúng ta tạo ra các thói xấu cho mình.

con nghiện game

  1. Lắng nghe con cái

Có nhiều gia đình con cái không chịu nghe lời cha mẹ vì chúng luôn bị áp đặt những mệnh lệnh, quy tắc quá nghiêm khắc, ngột ngạt và khó chịu. Nghiêm khắc là tốt bạn cũng phải biết lắng nghe những gì con mình nghĩ và mong muốn. Nếu bạn chỉ biết đánh mắng và trừng phạt, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái sẽ càng lúc càng xa và khiến đứa trẻ không bao giờ muốn giãi bày với cha mẹ biết nữa.

  1. Nhờ đến tâm lý học

Nếu các biện pháp trên đều vô ích, hãy nghĩ đến bác sĩ tâm lý học. Điều này chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng là một giải pháp rất phổ biến ở nước ngoài, tại các quốc gia phát triển. Một chuyên gia tâm lý sẽ giúp đưa ra hướng giải quyết vấn đề cho con của bạn và hàn gắn các mối quan hệ gia đình, chỉ cần bạn chịu lắng nghe và làm theo.

Fanpage Kênh Tin Game Esports - khu vườn địa đàng với hàng ngàn tin tức Esports và 7749 loại meme/video.. vui tính hơn cả crush của bạn. LIKE NGAY ĐỂ CẢM NHẬN!
Bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Kênh Tin Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?
Và cuối cùng bạn đã đăng ký kênh Youtube của Kênh Tin Game chưa? Đăng ký đi vì nó miễn phí.