Và thế nào là chứng “nghiện game”, có thể hiểu đơn giản là cũng giống như nghiện các chất gây nghiện thông thường. Con nghiện game dần trở nên miễn nhiễm với cảm giác chơi “đã nhiều rồi.” Và dần dần ngày càng cần những khoảng thời gian chơi nhiều và dài hơn để đạt được cảm giác thỏa mãn.
Và dưới đây là những vụ án thương tâm nhất thế giới do chứng nghiện game được chia theo từng nhóm với hình thức khác nhau:
1/ BỎ MẶC TRẺ EM
Vào tháng 3 năm 2010, tòa án Hàn Quốc tuyên án một cặp vợ chồng trẻ tội ngộ sát vì để con họ, bé gái tên Sarang chết đói do đang mải chơi tựa game online Prius. Trước đó vốn Sarang sống ở nhà bà nhưng từ khi về sống với bố mẹ thì tình trạng sức khỏe ngày càng tồi tệ, sụt cân liên tục. Và vào hôm đó, hai vợ chồng này gọi điện cho cảnh sát báo rằng họ phát hiện con mình đã qua đời. Vậy nhưng khi các cảnh sát đến đã cảm thấy nghi vấn vì sự gầy gò, kiệt quệ của đứa bé. Và sau khi khám nghiệm tử thi cho thấy đứa bé chết vì kiệt nước, kiệt sức và thiếu dinh dưỡng thì cặp vợ chồng lập tức bị bắt giữ. Cay đắng ở chỗ, nội dung trò chơi mà cặp đôi đó chơi ở quán café internet lại là… nuôi dạy một đứa trẻ ảo trong thế giới game.
Và đó không phải lần đầu tiên, trước đó báo chí cũng ghi nhận một ông bố 24 tuổi tên Gregg. J. Kleinmark đến từ Hoa Kỳ đã để cặp con song sinh 10 tháng tuổi tên Drew và Bryn của mình chết chìm trong bồn tắm vì mải chơi game trên Gameboy Advance vào 7/8/2005. Ông bố Gregg chỉ phát hiện ra vụ việc mãi 30 phút sau khi bỏ mặc con mình trong nhà tắm, và lúc đó thì cả hai đứa con đều đã chết chìm mất rồi. Gregg sau đó bị tòa tuyên án 15 năm tù vì tội ngộ sát
Những vụ án bỏ mặc con cái vì nghiện ngập con cái, cố đẻ ra con để được một suất “tạm hoãn thi hành án”… có lẽ các bạn cũng đã đọc nhiều trên báo chí rồi. Nhưng hãy chơi game một cách chừng mực, điều độ các bạn nhé. Vì những vụ án bỏ mặc trẻ con như trên cũng có thể liên quan đến nghiện game đó.
2/ CHẾT VÌ CÀY GAME LIÊN TỤC
Vào năm 2005, báo BBC đưa tin một thanh niên Hàn Quốc chết vì đau tim, gây ra bởi kiệt sức. Bởi lẽ thanh niên này đã chơi Starcraft liên tục trong vòng 50 giờ đồng hồ và chỉ nghỉ có vài lần ngắn ngủi. Và đó cũng không phải lần đầu tiên thanh niên này từng chơi game trong thời gian dài đến vậy, có lẽ đó là vụ việc chơi game đến kiệt sức mà chết đầu tiên được ghi nhận. Và tại những nước mà nền văn hóa game E-Sport càng nở rộ với những giải đấu, ngôi sao E-Sport… như Hàn Quốc, Trung Quốc thì những trường hợp tử vong vì lí do trên lại càng phổ biến.
Vào năm 2012, báo United Daily News cũng đưa tin một thanh niên Đài Loan 18 tuổi tên Chuang đã chết vì đông máu sau khi chơi Diablo III suốt 40 giờ liên tục ngày 13/7 năm đó, cùng năm một game thủ tên Russel Shirley cũng được tìm thấy chết vì đau tim khi đóng cửa chơi Diablo suốt 3 ngày liền…
Và còn nhiều, rất nhiều vụ án tử vong đầy thương tâm vì lí do này, ngay cả tại Việt Nam cũng không hề hiếm có.
3/ BÁN DÂM VÌ GAME
Vào năm 2007, tờ Engadget đưa tin một nữ game thủ cấp 70 của World of Warcraft, chơi lớp nhân vật Druid của loài Elf đăng lên trang quảng cáo Craiglist rằng cô sẵn sàng bân thân để đổi lấy 5000 đồng Vàng trong game. Và bất chấp dù bài post gây nên một cơn bão tranh luận, lên án, chửi bởi… và Craiglist đã phải nhanh chóng xóa bài post đó chỉ sau vài giờ. Thì sau đó không lâu, chủ tài khoản đăng bài post bán dâm đó đã đăng bài viết thông báo đã… bán dâm thành công như để thách thức cộng đồng mạng. Trích nguyên văn:
Lớp nhân vật Elves lớp Druid trong WOW
“…Tôi đã có cho mình quả thú cưỡi Epic chỉ sau khoảng một giờ và việc đó rất là vui cho cả hai bên trong khi lũ ngốc các người có khi phải dành hàng trăm giờ tự farm mà có khi còn chưa được ấy…. Thế nên cứ trash talk như mình muốn đi, tôi đã có con thú cưỡi bay của RIÊNG MÌNH RỒI, VÀ tôi được **** điều đó còn hơn cả những gì lũ thất bại các người có thể hi vọng có được.”
4/ PHẠM PHÁP VÌ GAME
Mua bán đồ ảo trong game lại là một ngành kinh doanh phát triển rất mạnh và nghiêm túc ở một số nước, tiêu biểu là Trung Quốc.
Vào năm 2004, một game thủ Trung Quốc đã bị tuyên án chung thân vì cầm dao đâm một game thủ khác đến chết. Lí do chỉ bởi vì nạn nhân đã bán một quả kiếm trong game Legend of Mir 3 mà hung thủ đã cho nạn nhân mượn trước đó.
Nhẹ nhàng hơn, vào năm 2007 tại Hà Lan, cảnh sát đã bắt giữ cậu bé tuổi teen vì dám chôm đồ… ảo trong tựa game 3D Habbo Hotel.
Nhìn chung các kiểu hành vi phạm pháp trong game lần ra cả ngoài đời bắt nguồn từ nhu cầu, mâu thuẫn trong game là rất phổ biến. Mà hầu hết là đều liên quan tới việc mua bán, sở hữu đồ trong game mà khiến nhiều người phải lừa đảo, trộm cắp và cả động thủ chỉ bởi thứ mâu thuẫn này.
5/ GIẾT NGƯỜI VÌ GAME
Vào 20/10/2007, một thiếu niên người Mỹ 16 tuổi đến từ Wellington, Ohio tên Daniel Petric bị bắt giữ và sau đó tuyên án tù 23 năm vì tội giết người. Trước đó, cha mẹ của Petric cấm cậu chơi Halo 3 và tịch thu đĩa Halo 3 của cậu, giấu vào két sắt nơi ông cũng giấu khẩu súng lục Taurus PT-92. Tuy nhiên Daniel Petric tìm ra được khóa két sắt, mở ra và dùng khẩu PT92 bắn chết cả bố mẹ mình từ phía sau khi cả hai đang ngồi nghỉ ở phòng khách. Petric sau đó dàn dựng hiện trường giả của một vụ tự sát bằng việc đặt khẩu súng vào tay cha mình nói “Này bố, súng của bố này, lấy đi.” Rồi lái cái xe bán tải của gia đình đi chạy trốn, ở phía sau là đĩa Halo 3 của mình nhưng bị bắt bởi một chốt chặn cảnh sát cách đó không xa.
Alexandra Tobias trong phiên tòa xử tội giết người của mình
Tương tự, vào tháng 12 năm 2010, Alexandra Tobias đến từ Jacksonville, Floria bị tuyên án giết người cấp độ 2 vì cầm đứa con sơ sinh của mình lắc đứa bé đến chết vì đứa bé cứ khóc liên tục làm gián đoạn việc chơi Farmville của bà mẹ này. Sự thiếu kiên nhẫn, ác độc đó đã khiến Alexandra bị tòa án Mỹ tuyên án 50 năm tù giam cho tội giết người của mình.
Vụ việc đã tạo nên một cơn sốt trên báo chí, truyền thông Mỹ đương thời với những cáo buộc về tác hại của chứng nghiện game, ảnh hưởng của game bạo lực.
6/ TRỐN HỌC CHƠI GAME
Vào năm 2007, tờ Perth Australia’s Sunday Times đăng tin rằng, cha mẹ của một học sinh 15 tuổi tại Perth, Australia phát hiện ra quãng thời gian trốn học dài ngoằng cậu con trai quí tử của mình để chơi RuneScape. Sau khi phát hiện ra rằng ông con trai đã vắng mặt tại trường suốt 3 tuần, cặp vợ chồng mới phát hiện ra rằng cậu bé này chỉ giả vờ mặc quần áo đồng phục trước khi bố mẹ đi làm để họ tưởng rằng cậu đi học rồi hai người đi làm phát là cởi ra luôn. Thế là thay vi đi học, cậu nhóc dành hàng giờ ở nhà chỉ để chơi RuneScape.
Mong các bạn hiểu rằng những trường hợp và vụ án trên chỉ là những trường hợp mang tính cực đoan nhất của những cá thể cá biệt trong cả một cộng đồng. Tuy nhiên ngoài kia chắc chắn có người đang tiêu tốn thời gian quá nhiều vào việc chơi game đến mức làm phương hại đến sự nghiệp học hành và con đường công việc của mình chỉ vì ham mê quá đà dẫn tới bị mắc phải chứng nghiện game.
Nếu bạn biết ai mà bị như vậy, hãy giúp đỡ họ bằng bất cứ cách gì bạn có thể, trước khi mọi chuyện vượt ngoài tầm kiểm soát.