Game không phải là xấu nhưng quá nghiện game, để nó ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thực lại là việc đáng lên án. Gần đây, một người đàn ông 40 tuổi người Bulgaria, được báo cáo là mất tích trước đó, đã được cảnh sát tìm thấy trong khách sạn, nơi anh ta đã dành suốt 45 ngày qua chỉ để chỉ để cày game. Được biết, anh ta đã từng phải chiến đấu với chứng nghiện game trong nhiều năm nhưng bây giờ lại tái nghiện và tự cắt đứt hoàn toàn liên lạc với gia đình, bạn bè để có thể “toàn tâm toàn ý” chơi Fortnite và Call of Duty.
Đang làm việc với tư cách là một giảng viên đại học tại Tokyo, người đàn ông này đột ngột biến mất khiến gia đình và bạn bè anh ta vô cùng lo lắng. Sau khi tìm kiếm không thành, một báo cáo mất tích đã được đệ trình lên sở cảnh sát. 45 ngày trôi qua, cuối cùng cảnh sát cũng tìm thấy anh ta đang tự nhốt mình trong một phòng khách sạn để chơi game. Nhưng mặc kệ tất cả, cảnh sát tới thì cứ tới, anh ta nhất quyết không chịu rời khỏi căn phòng “thiên đường” đó. Cha của người đàn ông năm nay đã 70 tuổi buộc phải đáp chuyến bay gấp đến Nhật Bản, đá tung cửa phòng khách sạn và lôi cổ anh ta ra khỏi đó.
Sau vụ việc, người đàn ông đã phải tham gia một khóa phục hồi chuyên sâu trong vòng 6 tuần để cải thiện tình hình. Cũng bởi đây không phải lần đầu tiên anh ta phải đối mặt với chứng nghiện game cực độ, gia đình anh ta đã phải bỏ ra rất nhiều công sức để tìm kiếm một chuyên gia thực sự giỏi để có thể giúp đỡ người đàn ông này. Cuối cùng họ đã tìm thấy Tony Marini, một nhà tư vấn chuyên nghiệp đã từng giải quyết thành công các triệu chứng liên quan đến nghiện ma túy và nghiện game. Theo Marini, nghiện game quả thật là một vấn nạn nhức nhối khi ông đã từng chứng kiến rất nhiều trẻ em ăn cắp tiền để chi trả cho các trò chơi trực tuyến.
Sau quá trình điều trị với Marini tại Bệnh viện Castle Craig ở Peeblesshire (Scotland), người đàn ông này bây giờ đã quay trở lại Bulgaria để làm việc bình thường. Ông cho biết đây là một trường hợp vô cùng “quan ngại” bởi khi được tìm thấy, anh ta thậm chí đã ngưng sử dụng phòng vệ sinh, chỉ giải quyết nhu cầu sinh lý trong những chai nhựa rỗng để tránh gián đoạn khi chơi game. Gần đây, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức coi nghiện game là một loại bệnh. Chơi game thực tế chẳng có gì xấu nhưng hãy phải “điều độ”, hãy dành thời gian làm việc cũng ra ngoài để tận hưởng cuộc sống thay vì nhốt mình trong phòng nhiều ngày chỉ để đắm chìm trong thế giới ảo của game. Hóng hớt phốt game cùng cộng đồng game thủ Việt tại: