Độ tuổi chơi game online ở Việt Nam dao động khá lớn nên việc có nhiều trẻ em tham gia vào các trò chơi điện tử cũng là điều dễ hiểu. Trong đó kể cả một tựa game sinh tồn đầy khốc liệt như PUBG cũng không hiếm những hình ảnh một đứa trẻ 5, 6 tuổi nhưng đã thành thạo chơi game nhoay nhoáy. Đại đa số các em nhỏ tuổi đều chưa được rèn rũa về tính đồng đội, tư duy chiến thuật và phong cách cá nhân. Tuy vậy, bên cạnh việc làm ảnh hưởng đến đồng đội trong trận đầu là điều không thể tránh khỏi, thì việc phụ huynh để cho các em tiếp xúc với thiết bị di động và các trò chơi điện tử quá sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng xấu. Chính bởi vậy mà một số hình ảnh về những cậu nhóc mới chỉ khoảng 3, 4 tuổi nhưng đã chơi PUBG một cách vô cùng thành thạo sau khi chia sẻ đã khiến nảy sinh không ít những ý kiến bình luận tranh cãi.
Nhưng có lẽ đó vẫn chưa là gì so với cậu nhóc 3 tuổi rưỡi này, anh chàng còn chơi thuần thục PUBG trên cả PC.
Rất nhiều ý kiến tỏ ra không đồng tình với cách nuông chiều con em mình của các bậc phụ huynh trong những chia sẻ trên bởi việc chơi game từ nhỏ sẽ tạo những thói quen không tốt cho trẻ. Chưa nói đến việc nhìn màn hình di động, máy tính nhiều sẽ ảnh hưởng đến mắt, trí não của các em khi nó còn chưa được phát triển hoàn thiện. Tuy vậy bên cạnh đó cũng có những ý kiến phản bác cho rằng khoa học đã chứng minh chơi game sẽ thúc đẩy việc phát triển của nhận thức cũng như giác quan của trẻ em theo hướng tích cực. Tất nhiên là đối với việc chơi một cách hợp lý. Đó cũng chính là lý do vì sao một số trường học trên thế giới đã đưa game online vào trong chương trình giáo dục của mình.
Tồn tại cả hai mặt tốt – xấu, lợi – hại như vậy nên phần tác động lớn nhất có lẽ là ở sự quản lý và kiểm soát từ phía các bậc phụ huynh để game online hạn chế nhất những tác động xấu đến sự phát triển của trẻ. Thay vì bỏ mặc con cái họ đắm chìm trong những tựa game, thì bên cạnh việc kiểm soát thời gian chơi game, những người làm cha, làm mẹ cũng cần quan tâm đến thái độ tương tác với cộng đồng của những cô bé, cậu bé.