Từ cậu bé không có giấy khen đến các vận động viên eSports vô hình - Cộng Đồng

Nếu tấm ảnh đang gây xôn xao kia chỉ 1 cậu bé không có giấy khen lẻ loi thì rất nhiều vận động viên eSports cũng rơi vào tình trạng “không tồn tại” như vậy.

Những ngày qua, cộng đồng mạng đang chuyền tay nhau bức ảnh về câu bé không có giấy khen ngồi giữa lớp trong khi bạn bè xung quanh hào hứng khoe thành tích học tập. Cậu bé ngồi lọt thỏm ở đó như một cá nhân tách biệt lạc lõng và không thể nào hòa nhập vào không khí vui tươi giữa một rừng giấy khen khiến nhiều ý kiến trái chiều nổi lên. Mọt Leo Cây tui không quan tâm lắm tình hình dưới mặt đất, trên ngọn cây gió mát trăng thanh khiến tui đây nhớ đến những vận động viên eSports tội nghiệp đang đối mặt với tình trạng tương tự. Họ vẫn luyện tập cực khổ mỗi ngày như bất cứ VĐV của bất cứ môn thể thao nào nhưng cay đắng làm sao khi nhóm người này thường không được đánh giá tích cực như lẽ ra nó phải thế.

Từ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hìnhTừ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hình

Tất cả đều có thành tích, chỉ một người không có gì để ghi dấu sự tồn tại của mình

Nhưng để bạn hiểu tại sao việc họ bị đánh giá thấp, thậm chí coi như người vô hình lại đáng để đưa lên đây bàn luận, Mọt sẽ giải thích cho bạn biết một nỗi sợ khủng khiếp của con người.

Bị phớt lờ – nỗi sợ còn kinh khủng hơn cái chết?

Nếu bạn hỏi người khác về thứ khiến họ sợ nhất trên đời, hầu hết sẽ nói rằng đó là cái chết (một số khác trả lời phức tạp hơn). Nhưng trong tiềm thức của mỗi con người, nỗi sợ lớn hơn cả cái chết mà đôi khi bản thân cũng không nhận ra đó là cảm giác bị phớt lờ hay nói nôm na chính là bị thiên hạ xem như không tồn tại. Cảm giác sợ hãi khi bị thế giới xung quanh xem như vô hình đó đã ăn sâu vào mã gien di truyền của nhân loại suốt hàng ngàn năm qua. Đồng thời thôi thúc con người phải sống và khuyên nhau sống làm sao để “có gì đó” vương vấn lại trên đời, để có bằng chứng rằng bản thân không phải kẻ vô hình.

Từ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hìnhTừ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hình

Nỗi sợ bị “vô hình” được nhìn ra và khá phổ biến ở các nước phương Tây

Người Ai Cập và sau đó là La Mã cổ đại cũng đã nhận ra điều này nên họ đã có một hình phạt dành cho những kẻ phạm trọng tội không thể tha thứ, đó là “damnatio memoriae”. Những kẻ phạm tội cực kỳ nghiêm trọng, hoặc đôi khi chỉ đơn giản là không vừa mắt hoàng đế vừa lên ngôi sẽ bị xóa mọi bằng chứng tồn tại trên đời, các văn bản có ghi tên sẽ bị bôi đen, bia có khắc tên sẽ bị đục bỏ, phù điêu có khắc mặt sẽ bị đục mất mặt, tượng sẽ bị phá bỏ và nếu lịch sử có ghi chép sẽ bị viết lại. Kẻ chịu tội sẽ vĩnh viễn biến mất khỏi lịch sử và không còn bất cứ bằng chứng nào cho thấy người đó còn tồn tại để đời sau biết đến.

Ở thời hiện đại, có rất nhiều nhóm người cùng khổ bị cho là rơi vào tình cảnh “vô hình” như vậy. Từ những người ăn xin, vô gia cư cho đến những người làm các nhóm nghề bị xã hội gán cho định kiến là thấp kém như dọn vệ sinh, nhặt rác, bán ve chai… Hãy nhớ lại xem đã bao nhiêu lần bạn lướt qua những con người như vậy và hoàn toàn không chú ý, cứ như họ là một phần của cây cỏ cảnh vật xung quanh, những con người tồn tại nhưng chẳng khác gì vô hình?

Từ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hìnhTừ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hình

Một người con trong gia đình 4 người bị Damnatio memoriae

Và chúng ta trở lại vấn đề ở trên, cậu bé ngồi giữa rừng giấy khen như một thực thể vô hình khi những người khác tầm tờ giấy chứng minh sự ghi dấu thành tích của mình trong cuộc đời. Nó cũng như những vận động viên eSports cấp thấp lọt thỏm giữa một vài tên tuổi nổi trội, họ cũng đang vô hình.

Những vận động viên eSports vô hình

Mọt tui chú ý đến các vận động viên eSports vô hình từ lúc triển khai bài viết về làn sóng di cư từ CSGO sang Valorant. Thực sự đến lúc đó tui mới biết có một cộng đồng CS:GO bán chuyên đang cạnh tranh nhau ở giải MTL để tìm một cơ hội lên hạng chuyên nghiệp, để tỏa sáng với hào quang của các đội tên tuổi. Trước đó, với tui và cả những người không phải fan của CSGO thì nhóm người này hoàn toàn không tồn tại.

Họ là những game thủ đam mê CS:GO và có ước mơ trở thành game thủ chuyên nghiệp. Họ chỉ có một con đường duy nhất là tập hợp thành một đội rồi tỏa sáng tại MTL để hy vọng có một nhà tài trợ chú ý và ký hợp đồng kèm theo kinh phí hoạt động để trở thành mô hình chuyên nghiệp. Tuy nhiên những game thủ bán chuyên này ngày càng đuối trước sự cạnh tranh của các đội lớn được đầu tư nhiều tiền nhằm chiếm cả hệ thống bán chuyên MTL. Đã có nhiều game thủ ngậm ngùi biến mất trước khi kịp ghi dấu ấn, sự nghiệp của họ khai sinh rồi lụi tàn một cách âm thầm và… vô hình.

Từ đó, để không phải từ bỏ ước mơ một cách chóng vánh, rất nhiều game thủ bán chuyên CS:GO đã chạy sang Valorant để tiếp tục nuôi hy vọng mỏng manh rằng ít ra với sự tương đồng về cách chơi, họ có thêm một cơ hội để thoát khỏi sự vô hình và nếu may mắn biết đâu sẽ tỏa hào quang chói lọi trên vũ đài eSports quốc tế.

Từ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hìnhTừ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hình

Có những tài năng eSports nghiệp dư chưa kịp tỏa sáng đã lụi tàn và vô hình vĩnh viễn

Đó không chỉ là tình trạng của riêng bộ môn CSGO mà là tình trạng chung của ngành eSports. Những game thủ có ước mơ eSports chuyên nghiệp đều phải đi chung một con đường từ thế giới vô hình bước ra đấu trường vinh quang. Ngay cả với vận động viên huyền thoại Faker, trước khi anh gia nhập SKT T1 và bắt đầu chiến thắng vào năm 2013 anh vẫn là một game thủ vô hình. Lý thuyết là như vậy, con đường cũng có sẵn nhưng trên vạn dặm thiên lý ấy, có bao nhiêu Faker được nổi danh rồi giành lấy vinh quang trong khi hàng nghìn, hàng chục nghìn người khác trở nên vô hình mỗi ngày khi theo đuổi đam mê. Nghiệt ngã thay tên của họ còn không được ai biết đến dù so sánh về đam mê với bộ môn thể thao điện tử, họ chưa chắc thua kém bất kỳ VĐV nổi tiếng nào.

Những người vô hình theo đuổi đam mê tại Việt Nam

Hãy thử nghĩ về những người sẽ thay thế các tên tuổi đình đám trong làng vận động viên eSports Việt Nam hiện tại, bạn sẽ thấy ngay một khoảng không vô hình khổng lồ. Từ lâu nay chẳng mấy ai suy nghĩ về việc các vận động viên eSports chuyên nghiệp từ đâu mà ra. Thường người ta sẽ nghĩ về một cơ duyên nào đó như té núi lụm bí kíp hoặc các team tự “bói” ra ở một quán net cỏ nào đó nhờ các mối quan hệ thân quen. Thực sự là họ bước từ một vùng vô hình ra, nhưng cái vùng đó ở Việt Nam nó khá là bi đát.

Từ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hìnhTừ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hình

Không nhiều bộ môn eSports có hệ thống giải hỗ trợ những tài năng trẻ đi lên chuyên nghiệp

Một thứ cơ bản khiến cho các tài năng trẻ kẹt ở vùng vô hình chính là thiếu hệ thống phát hiện và phát triển tài năng. Nếu một cầu thủ đạt tầm quốc tế có giá chuyển nhượng chục triệu đô thường xuất thân từ các lò đào tạo trẻ, họ được định hướng từ trước 10 tuổi thì chúng ta quá thiếu phần này cho eSports. Nỗ lực bản thân và tài năng thiên bẩm thôi chưa đủ, phải có những nơi phát hiện và huấn luyện tốt nữa. Bầu Đức đã chứng minh điều đó rất rõ trong bóng đá Việt Nam. Tui tin rằng chúng ta đã bỏ phí không ít thiên tài eSports vì không có ai phát hiện và họ lụi tàn, tan biến trong vô hình trước khi kịp phát lộ.

Đào tạo tuyển thủ chuyên nghiệp - eSports Việt vẫn còn nhiều điều phải làmĐào tạo tuyển thủ chuyên nghiệp - eSports Việt vẫn còn nhiều điều phải làm
Đào tạo tuyển thủ chuyên nghiệp - eSports Việt vẫn còn nhiều điều phải làm
Ngoài kỹ năng chơi game, tuyển thủ chuyên nghiệp còn cần được đào tạo và chăm lo nhiều thứ khác về đời sống, đó vẫn là cái eSports Việt đang thiếu.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc “thoát vô hình” của các vận động viên eSports, đó là định kiến về game và sự nhầm lẫn giữa nghiện game và tập luyện eSports. Như đã nhắc đến ở một bài viết từ năm trước, ranh giới giữa một vận động viên eSports và một kẻ nghiện game cần phải được phân định rõ với cộng đồng xã hội. Chính cách suy nghĩ vơ đũa cả nắm kiểu “cứ ai chơi game là nghiện game” của xã hội do thiếu thông tin đã bóp chết nhiều tài năng trẻ. Áp lực gia đình là cái không phải ai cũng vượt qua được.

Từ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hìnhTừ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hình

Quan niệm sai lầm rằng “cứ có chơi game là nghiện game” cần phải bị loại bỏ

Tương lai đầy hy vọng cho một nền eSports phát triển, thoát “vô hình”?

Tất cả bức tranh ảm đạm mà Mọt Leo Cây tui nêu ra ở trên không phải là để chúng ta ngồi than thở. Chúng ta có thời cơ, có nguồn lực và cả tương lai tươi sáng phía trước.

Đầu tiên, như đã nói ở nhiều bài viết trước, Việt Nam đang thuộc nhóm quốc gia có nền eSports tiềm năng và đã chứng minh vị thế thuộc top trên thế giới và khu vực. Đại diện LMHT Việt Nam thường xuyên có suất góp mặt tại CKTG, đại diện bộ môn Liên Quân Mobile Việt Nam đoạt chức vô địch thế giới, Đột Kích Việt Nam từng đoạt chức á quân thế giới và còn nhiều hơn nữa. Đầu tư vào eSports Việt Nam ngày càng tăng không chỉ nội địa mà còn thu hút các nhà đầu tư trong khu vực và thế giới như Team Flash, EVOS, Impunity, Team Secret…

Từ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hìnhTừ cậu bé không có giấy khen đến vận động viên eSports vô hình

Ngay trong hệ thống giải VCS cũng cho thấy nhiều thương hiệu đầu tư eSports từ nước ngoài

Kéo theo đó, các tổ chức thúc đẩy sự phát triển eSports cũng đẩy mạnh hoạt động mà quan trọng nhất chính là VIRESA (Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam). Hiệp hội này sẽ đóng vai trò điều phối và thúc đẩy sự phát triển của eSports Việt Nam nói chung, không phân biệt bộ môn hay giải đấu. Với việc đại hội nhiệm kỳ thứ 3 vừa tổ chức cuối tháng 6 vừa qua cùng nhiều mục tiêu quan trọng được đề ra, VIRESA hứa hẹn sẽ là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển và lan tỏa của eSports tại Việt Nam và giúp nền thể thao điện tử phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có.

Và sau tất cả những thông tin lằng nhằng trên là gì? Là các vận động viên eSports non trẻ của chúng ta sẽ có cơ hội thoát vô hình cao hơn. Là việc trở thành một vận động viên eSports chuyên nghiệp là một ước mơ chính đáng của giới trẻ thay vì là một con đường nghiện game đổ đốn như thành kiến lâu này. Là các vận động viên eSports tương lai của chúng ta sẽ không vô hình và cần phải cầu cứu một tấm giấy khen để ghi dấu sự tồn tại của mình như tấm ảnh kia.