Ong và ong bắp cày đứng đầu trong danh sách các loài động vật có nọc độc gây chết người ở nước Úc.
TIN LIÊN QUAN
Úc nổi tiếng là vùng đất đầy rẫy những sinh vật sẽ coi con người là ‘kẻ thù tự nhiên’ của chúng. Đã có hàng loạt các vụ tử vong của con người do vết cắn, nọc độc của những sinh vật nhìn nhỏ bé nhưng đầy rẫy “sự chết chóc” đó
Một nghiên cứu gần đây đã xem xét những loài động vật độc nào cắn và đốt nhiều cá thể nhất ở Úc trong khoảng thời gian 13 năm đã phát hiện ra rằng ong và ong bắp cày cho đến nay là những kẻ đứng đầu trong danh sách. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2013, những ‘anh bạn sọc dưa’ đã khiến nhập viện hơn 12.300 cá thể, 27 người trong số đó đã chết. Con số này còn cao gấp đôi số người nhập viện vì rắn cắn, khiến 27 người thiệt mạng.
Gần 42.000 người đã được đưa đến bệnh viện sau khi bị sinh vật có nọc độc cắn, hầu hết trong số họ bị sốc phản vệ, và 64 người đã tử vong trong thời gian nghiên cứu.
Tỷ lệ tử vong lớn ở các môi trường đô thị, đặc biệt là do ong, có thể nguyên nhân đơn giản là do họ ‘không’ sợ chúng. “Mọi người thường nghĩ ong vô hại nên hầu hết mọi người không sợ chúng giống như cách họ sợ rắn,” đồng tác giả, Tiến sĩ Ronelle Welton nói chia sẻ.
Cuộc nghiên cứu khảo sát chỉ xem xét cái chết của động vật có độc, do đó cá mập và cá sấu, được coi là những động vật ăn kiến độc hại nhất, đã bị loại trừ. Điều đó chứng tỏ rằng bạn nên bắt đầu ‘sợ’ côn trùng và rắn hơn là vừa.
Nhưng bất ngờ hơn thứ gì gây chết người nhiều hơn bất kỳ sinh vật nào trong số những sinh vật này? Đó chính là ngựa. Nghiên cứu chỉ ra rằng những con ngựa nguy hiểm đã giết 74 cá thể trong suốt 13 năm khảo sát, nhiều hơn tất cả các sinh vật độc cộng lại, hoặc cá mập và cá sấu cộng lại.
Tất nhiên, sự ảnh hưởng do các yếu tố khác liên quan đến những phát hiện này. Ví dụ, con người có nhiều khả năng tương tác với một con ngựa hơn là với một con ong hoặc một con nhện. Tuy nhiên, nó cho thấy một số sự lo lắng ‘thừa thãi’ của chúng ta có thể sai đến mức nào. Hãy ‘sợ’ những con ong, hoặc ít nhất là làm theo lời khuyên của các nhà nghiên cứu về động vật có nọc độc