Tuy nhiên, các sản phẩm này; hoặc là vẽ nên một viễn cảnh quá xa vời về bom nguyên tử; hoặc như sách vở, lại quá giáo điều, máy móc làm chúng ta chưa thực sự hiểu được sức nặng, được sát thương mang tính diệt chủng của đám mây hạt nhân; của những chùm khói hình nấm.
Và gần đây, Outrider, một tổ chức phi chính phủ chuyên đấu tranh chống phổ biến vũ khí hạt nhân, chống biến đổi khí hậu đã làm ra một ứng dụng tương tác đầy thú vị mà vẫn mang tính giáo dục cực cao mang tên: What will happen in bomb blast – Điều gì xảy ra trong một vụ nổ bom nguyên tử. Cho ta một cái nhìn trực quan, chân thực về tác động của một quả bom nguyên tử lên nơi ta sống.
Các bạn có thể thử qua ứng dụng đó tại đây: https://outrider.org/nuclear-weapons/interactive/bomb-blast
Trong ứng dụng đó, chúng ta sẽ chọn vị trí cho… nổ bom nguyên tử với các tùy chọn phụ đáng quan tâm như:
I/ Loại vụ nổ (Blast Type): trong đó có thể chọn nổ trên mặt đất (Surface) hay nổ trên không trung (Airburst). Một vụ nổ trên không trung sẽ có sát thương cao hơn do diện tích nổ lớn hơn dù phần diện tích cầu lửa và vùng ảnh hưởng phóng xạ hẹp hơn một vụ nổ trên mặt đất.
II/ Loại bom nguyên tử: Trong lịch sử nhân loại chúng ta đã được kinh qua nhiều loại bom nguyên tử khác nhau kể từ màn trình diễn chết chóc của hai quả bom nguyên tử Little Boy và Fat Man thả xuống Nagasaki và Hiroshima tại Nhật Bản hồi cuối đệ nhị thế chiến. Nhưng trong ứng dụng này chúng ta sẽ được chọn qua 4 loại bom hạt nhân quen thuộc và có ý nghĩa quan trọng nhất với lịch sử nhân loại. Lần lượt đó sẽ là:
-Bom Little Boy: Qủa bom nguyên tử định mệnh có sức nổ 15 Kiloton đã được thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 giết chết trực tiếp khoảng 70.000 người và khiến 70.000 người bị ảnh hưởng vì ung thư, thai chết lưu, dị tật quái thai… sau đó.
-Đầu đạn tên lửa Hwasong-14: Tức Hỏa Tinh-14 là loại Tên lửa Đạn đạo Liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với sức nổ 150 Kiloton mà Bắc Triều Tiên phóng thử thành công vào đúng ngày quốc khánh Mỹ 4/7/2017 với khả năng bắn tới những vị trí cách khu vực phóng hơn 10.000 km, đặt nhiều thành phố lớn ở bờ Tây nước Mỹ gồm Los Angeles, Denver, Chicago… vào tầm ngắm hạt nhân. Vụ thử tên lửa Hwasong-14 từng gây xôn xao, sóng gió trên khắp thế giới vào năm 2017 vừa qua và dẫn tới những lệnh cấm vận ngày càng ngặt nghèo áp đặt lên Bắc Triều Tiên.
-Đầu đạn Nhiệt hạch W87: Là loại đầu đạn hạt nhân có sức nổ 300 Kiloton được biên chế lắp trên những chiếc tên lửa đạn đạo liên lục địa đời cũ LGM-118A Peacekeeper ICBM từng được triển khai trên thực địa vào khoảng những năm 1986-2005. Và nay đầu đạn W87 đang được biên chế lắp đặt trong những tên lửa đạn đạo liên lục địa đời mới Minuteman III với sức nổ lớn hơn, 475 Kiloton.
-Bom Sa Hoàng: Là tên của loại bom hạt nhân có sức nổ mạnh nhất từng được phát nổ trên thực tế có sức nổ tới 50.000 Kiloton. Vụ nổ thử nghiệm bom Sa Hoang diễn ra vào ngày 30-10-1961 ở quần đảo Novaya Zemlya, Bắc Băng Dương. Đó là một vụ nổ trên không trung ở độ cao 4200m tạo ra một đám mây hình nấm cao tới 60km và quả cầu lửa hủy diệt hoàn toàn có bán kính 35km. Vụ nổ có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ vị trí cách đó tận 1000km.
III/ Bán kính của một vụ nổ: Sau khi đã chọn được các tùy chọn trên bạn sẽ được thấy bán kính của một vụ nổ hạt nhân sẽ ra sao tại nơi bạn sống với các loại:
-Radiation: Phạm vi ảnh hưởng bức xạ.
-Fireball: Qủa cầu lửa, hủy diệt mọi sự sống trong phạm vi ảnh hưởng.
-Heat: Phạm vi bức xạ nhiệt .
-Shockwave: Phạm vị chịu áp lực.
Khi ấn vào các loại ảnh hưởng trên bạn sẽ được thấy các hình ảnh video minh họa cùng định nghĩa tóm lược trực quan về tác động của các loại ảnh hưởng đó lên môi trường xung quanh, cơ thể con người.
IV/ Thiệt hại về nhân mạng: Cuối cùng và quan trọng nhất chính là thống kê thiệt hại về nhân mạng bao gồm: Fatalities – Số người tử vong và Injuries – Số người bị thương.
Hi vọng các bạn thích ứng dụng trên và có thêm hiểu biết về vũ khí hạt nhân và các tác động của nó lên môi trường và con người.