Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima – P.3 - Cộng Đồng

Trong Ghost of Tsushima mổ bụng tự sát được xem như cách cuối cùng để cứu vãn danh dự của samurai nhưng game thủ đã hiểu đúng về nghi thức này chưa?

Tiếp nối phần hai, văn hóa Nhật Bản trong Ghost of Tsushima không chỉ được thể hiện qua hành động trọng danh dự và hiệp nghĩa như 7 nếp gấp của hakama truyền thống mà những võ sỹ đạo thường mặc mà chính cách họ tự kết thúc cuộc đời mình mới là nét vẽ đẹp nhất như những cánh hoa anh đào của xứ sở mặt trời mọc ở thế kỷ 13. Hãy cùng Kênh Tin Game điểm qua những chi tiết thú vị này nhé.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.2Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.2
Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.2
Ngoài những bộ giáp cồng kềnh của samurai thì những trang phục đời thường và truyền thuyết trong game góp phần không nhỏ vẽ nên bức tranh Nhật Bản

Ý nghĩa của hành động mổ bụng tự sát là gì?

Mổ bụng tự sát là một trong những văn hóa đặc sắc của samurai, trong Ghost of Tsushima nghi thức mổ bụng tự sát mặc dù không được mô tả chi tiết do độ tàn khốc và nỗi đau mà nó đem lại (samurai khi thực hiện nghi thức này sẽ chết từ từ trong đau đớn) nhưng nhà phát triển vẫn khéo léo lồng ghép nghi thức trang trọng này vào game và để lại ấn tượng sâu sắc trong những giờ phút cuối cùng của Ryuzo hay lãnh chúa Shimura.

Lời khuyến cáo của Mọt Lang Thang: Game thủ nên cân nhắc nếu có ý định vừa ăn cơm vừa đọc đoạn này nhé.

Thật sự thì nghi thức mổ bụng tự sát có 2 loại là Harakiri và Seppuku, Harakiri là hình thức mổ bụng tự sát để thể hiện lòng trung thành với chủ tướng của mình. Ngoài ra Harakiri còn là cách thể hiện lòng dùng cảm của samurai (thà chết vinh hơn sống nhục) và tránh trường hợp bị quân địch bắt sống và hành hạ đến chết. Cũng có trường hợp samurai được chúa công ban lệnh phải mổ bụng tự sát vì phạm một lỗi lầm to lớn nào đó và trường hợp này khác hoàn toàn Seppuku khi chỉ có một vài người thân được chỉ định đưa tiễn và nhìn vị samurai này chết trong đau đớn vì mất máu. Quy trình mổ bụng tự sát Harakiri khá đơn giản so với Seppuku, qua đó samurai chỉ cần cầm Tanto nhắm thẳng phần bụng trên (gần gan) đâm thẳng vào sau đó kéo mạnh dao từ trái sang phải và cuối cùng là cúi mặt chết trong tư thế quỳ.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.3Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.3

Seppuku cũng là nghi thức mổ bụng tương tự như Harakiri nhưng mang ý nghĩa trang trọng hơn khi có thêm một kaishakunin (giới thác nhân) đứng hầu và sẵn sàng ra tay trảm đầu để kết thúc đau đớn cho người thực hiện nghi thức Seppuku. Thường thì nghi thức Seppuku chỉ diễn ra khi bạn là một lãnh chúa và toàn bộ quân của bạn đã bị tiêu diệt, kẻ thù chuẩn bị tiến vào hoặc bạn là một samurai đã đánh mất danh dự thì Seppuku chính là hành động giải thoát và ân huệ cuối cùng mà chủ nhân sẽ đích thân thực hiện. Không khó để nhận ra khi lãnh chúa Shimura gặp mặt Jin lần cuối sau khi anh chàng giết chết thống soái Mông Cổ Khotun Khan thì ông đã chuẩn bị sẵn tâm lý sẽ là một kaishakunin để giải thoát Jin trong danh dự nhưng cuối cùng Jin lại giải thoát cho ông hoặc chọn từ bỏ danh dự.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.3Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.3

Quy trình thực hiện nghi thức Senppuku cũng cầu kỳ hơn so với Harakiri, qua đó người thực hiện nghi thức này sẽ có quyền ăn bữa ăn cuối cùng thưởng thức rượu sake sau đó đâm dao và rạch 2 đường từ trải qua phải, từ trên xuống dưới. Do đâm và rạch 2 nhát sau khi ăn nên miệng vết thương sẽ rộng và mất máu nhanh hơn cũng như người thực hiện nghi thức này sẽ dễ dàng nhìn thấy toàn bộ ruột gan cũng như những gì vừa ăn chưa kịp tiêu hóa trào ra ngoài nhưng hãy cứ yên tâm là đau đớn sẽ không kéo dài như Harakiri vì kaishakunin sẽ chấm dứt nỗi đau ngay khi bạn hoàn tất nhát dao thứ hai.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.3Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.3

Thế mới thấy Ghost of Tsushima đáng ra đã kết thúc sớm và Mông Cổ thống trị toàn bộ đảo Tsushima dễ dàng nếu Khotun Khan không quá tham lam khi muốn đập tan ý chí samurai của lãnh chúa Shimura. Nếu Shimura bị chém đầu trước mặt Jin lúc còn ở bờ biển, có lẽ Jin đã mổ bụng tự sát để bảo toàn danh dự và quân Mông Cổ cũng sẽ không phải đối mặt với một Bóng Ma khó đoán sau này.

Kỹ thuật bắn cung của samurai tinh tế ra sao?

Cung đạo Kyudo là một trong những môn thể thao truyền thống và là một trong những kỹ năng mà bất kỳ samurai nào cũng phải tinh thông trước khi ra chiến trường. Theo sử sách Nhật Bản thì cung đạo bắt đầu xuất hiện từ năm 500 TCN và phát triển mạnh mẽ thành một bộ môn thi đấu ở Nhật Bản ngày nay. Trong thời phong kiến đặc biệt là ở thế kỷ 13 khi người Nhật lần đầu đối mặt với vó ngựa Mông Cổ đổ bộ lên đảo Tsushima thì kỹ năng bắn cung lại càng hữu dụng hơn bao giờ hết để có thể đánh chặn tầm xa ngăn cản chiến thuyền Mông Cổ đổ bộ.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.3Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.3

Trong Ghost of Tsushima, tinh hoa cung đạo Nhật Bản được thể hiện qua cốt truyện của sư phụ Ishikawa và cô nàng đệ tử nổi loạn Tomoe. Thực tế kỹ năng cung đạo của những samurai vẫn tuân thủ đầy đủ 8 bước như cách bắn cung thông thường nhưng để đạt tới mức “bách phát bách trúng” như Ishikawa hay Tomoe thì người sử dụng phải có trạng thái thể lực, tinh thần thoải mái nhất kết hợp với tính kỷ luật và kỹ năng tập trung cao độ. Do đó dù Tomoe đã truyền dạy bí kỹ này lại cho đội cung thủ Mông Cổ nhưng rõ ràng việc thay cung ngắn xạ kỵ thành trường cung Nhật Bản không hề giúp quân Mông Cổ mạnh hơn mà thậm chí còn làm họ lúng túng xoay sở hơn trên lưng ngựa.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.3Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.3

Cung đạo Nhật Bản ngày nay

Tạm kết

Mổ bụng tự sát có thể là nét đẹp riêng của samurai và thể hiện quyết tâm, lòng trung thành cũng như lòng dũng cảm của họ. Nhưng trong thời đại mà dân số còn ít ỏi như ngày xưa rõ ràng người tài cần được tạo điều kiện để sửa chữa sai lầm thế nên nghi thức Harakiri, Seppuku đã bị cấm hoàn toàn dưới chế độ Mạc Phủ Tokugawa. Cũng tương tự như vậy cung đạo Kyudo cũng đã từng có thời gian bị lãng quên khi các lãnh chúa chạy đua vũ trang bằng súng hỏa mai được du nhập bởi người Bồ Đào Nha. Nhưng dù tàn bạo ra sao thì truyền thống vẫn là truyền thống và cách mà Jin tiễn đưa người bạn nối khố Ryuzo ra đi bằng nghi thức mổ bụng cũng đọng lại vô số hoài niệm và câu hỏi danh dự đối với game thủ.

Còn tiếp…