Micro Influencer, từ những đốm lửa âm ỉ thành ánh sáng mới dành cho các marketers. Khác với những người ảnh hưởng lớn hay người nổi tiếng có cộng đồng người theo dõi phủ rộng, các Micro Influencer thường là những người được biết đến hoặc có tiếng nói trong một lĩnh vực nhất định. Micro Influencer xuất hiện từ năm 2016 nhưng đến khoảng thời gian gần đây, khi mạng xã hội trở thành một công cụ thiết yếu trong lĩnh vực quảng cáo, thì Micro Influencer trở thành lựa chọn hàng đầu của các marketers. Theo báo cáo State Of Influencer Marketing in Vietnam 2020 của 7SAT, 60% ngân sách của các nhãn hàng được sử dụng cho micro influencer, trong khi đó ngân sách dành cho các mega influencers chỉ chiếm 40%. Lý giải cho sự ưu ái của các nhãn hàng đối với Micro Influencer chính là tỉ lệ tương tác cùng tỉ lệ chuyển đổi của tệp người ảnh hưởng này hiệu quả hơn so với nhóm Mega Influencer. Trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram, chỉ số tương tác của nhóm người có ảnh hưởng nhỏ thậm chí gấp 7 lần tương tác của tệp người ảnh hưởng còn lại (theo CreatorIQ). Micro Influencer tuy không có độ phủ sóng lớn nhưng người theo dõi của tệp người này có tính trung thành cao, họ thường lắng nghe và tin tưởng lời khuyên của các Micro Influencer mà họ theo dõi. Đây cũng là lí do mà thương hiệu sẽ cân nhắc chú trọng vào việc sử dụng Micro Influencer.
Một trong những ngành nghề tiên phong sử dụng hiệu quả các Micro Influencer chính là ngành game ở Việt Nam. Các nhà phát hành game đã khéo léo sử dụng các gaming streamer vừa và nhỏ trong các chiến dịch quảng bá của mình. Hoặc các showmatch thử skin mới, chơi thử sự kiện mới của các tựa game, các hoạt động bên lề của các giải đấu e-sports đều có sự góp mặt của các gaming streamer có tiếng nói nhất định trong giới. Thậm chí các gaming streamer còn xuất hiện trong các quảng cáo của các nhãn hàng khác như Shopee, nước giải khát Warrior,..
Hướng đi nào cho các Micro Influencer trong thời điểm bùng nổ về số lượng người ảnh hưởng. Trong năm 2020, khi các nội dung video sáng tạo đang trở thành một xu hướng mới trên các nền tảng mạng xã hội, số lượng các Micro Influencer với 1.000 đến 10.000 lượt theo dõi tăng cao hơn bao giờ hết. Trước sự bùng nổ này, chính các Micro Influencer và các thương hiệu đều gặp phải các trở ngại khác nhau. Đứng trước thị trường bão hoà và đông đúc, các Micro Influencer có thể gặp phải các khó khăn trong việc định hình thương hiệu bản thân cũng như thu hút thêm người theo dõi. Trong khi đó, các thương hiệu cũng khó mà tiếp cận đến các Micro Influencer phù hợp với sản phẩm hay chiến dịch của mình. Chính vì vậy, các nền tảng mạng xã hội hoặc các mạng lưới đa nền tảng bắt đầu thâm nhập thị trường màu mỡ này bằng các chương trình, dịch vụ kết nối của mình. Hầu hết các mạng lưới đa nền tảng đều đóng vai trò là bên thứ ba kết nối thương hiệu với influencer. Tuy nhiên cũng có các chương trình hoặc dự án vừa để kết nối thương hiệu và influencer, vừa đặt ra các định hướng phát triển cho influencer, điển hình như OTA Network và Facebook Gaming Việt Nam. Bên cạnh chương trình hiện tại - mạng lưới các sáng tạo video chơi game trên nền tảng Facebook Gaming, OTA Network cùng Facebook Gaming một lần nữa kết hợp để triển khai một chương trình mới trong tháng 7 này. Theo các trang thông tin chính thức của OTA Network, chương trình OTA Plus tập trung đến đối tượng dành cho các Micro Influencer liên quan đến sáng tạo nội dung video với các điều kiện đầu vào vô cùng đơn giản. Đây là một cơ hội vàng để các nhà sáng tạo nội dung video phát triển sự nghiệp, cũng như giúp các thương hiệu trong cùng một thời điểm có thể tiếp cận được nhiều Micro Influencer phù hợp nhất với kế hoạch của mình. Micro Influencer đang là một xu hướng hiệu quả của thị trường Marketing Việt Nam trong nửa đầu năm 2020. Với sự xuất hiện của các bên thứ ba đóng vai trò hỗ trợ và phát triển tệp người ảnh hưởng đầy tiềm năng này như OTA Network và OTA Plus, Micro Influencer chắc chắn sẽ trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu đối với mỗi chiến dịch marketing trong tương lai.