Tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất về sự ra đời của nữ thần Venus (trong thần thoại Hy Lạp nữ thần có tên Aphrodite) là bức tranh do Sandro Botticelli vẽ dưới đây. Theo thần thoại cổ và theo thơ của Hesiod, thì vào thời xửa xưa, xưa hơn ngày Na’vi vô địch the International I, thần Uranus là một ông hay đánh đập vợ, bà Gaia và một bầy con đá cá lăn dưa nheo nhóc. Chịu hết nổi, bà Gaia xúi một trong những đứa con có máu liều cao nhất là Kronos hãy phản lại cha. Vốn mạnh khỏe, Kronos đánh thắng Uranus, nhưng trước khi tống cổ cha khỏi thiên đàng, Kronos chém đứt “hàng” của cha mình để dằn mặt theo kiểu mafia Ý thường xẻo lỗ tai của nạn nhân sau khi thủ ác. Cái của hơi quý ấy rơi xuống biển, và tinh trùng của Uranus làm nước biển nổi bọt, từ đó Venus ra đời. Aphro trong Aphrodite, theo tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là bọt biển, cái này wiki nói chớ tiếng Hy Lạp cổ nó biết Mọt tui còn tui lại không biết nó.
Theo tích thì sau khi được sinh ra trên mặt biển, các cô tiên biển (Sea Nymphs) đặt Venus lên chiếc vỏ sò, rồi thần Gió Zephyrus cùng thần Aura (Thần Không Khí trong lành, một lời tiên tri rằng sau này không khí sẽ ô nhiễm đến mức thở hết nổi chăng? Nếu không vì sao cứ phải nhấn mạnh vào chữ trong lành?) thổi nữ thần Aphrodite vào bờ. Trong hình thì phía bên trái, Thần Không Khí ôm Thần Gió (đang phồng miệng thổi), chắc vì đây là không khí trong lành nên thổi ra đầy hoa? Phía bên phải, Thần Horae cầm áo đón Venus. Horae là Thần Mùa Màng, hay Thời Tiết. Thần này đoan chính, thấy Venus tồng ngồng xem thì ngại mà nhắm mắt lại nghiện, khó bề trọn vẹn nên phải đưa áo bắt vào mặc ngay, nhưng Horae bé cái nhầm, Venus trời sinh có tính thích… cởi truồng, rồi bạn sẽ thấy trong cả đời của nữ thần này đều luôn giữ style ăn mặc như thế.
Một tích khác, theo nhà thơ Apollodorus và Homer, thì Venus là con của Dione với Zeus (Thần Sấm Sét, hay còn gọi là Thần Phịch Dạo, vua của các vị thần, cai quản Olympia). Nói chung thì tích này chẳng sâu sắc gì lắm, nếu không nói là nhàm chán y như người thường. Cũng hai người yêu nhau, có con. Điều đáng nói là xuất xứ của Dione rất mập mờ. Chẳng ai biết bà này là thần gì. Theo tiếng Hy Lạp thì Dione chỉ có nghĩa là “Nữ Thần”. Đến cả tên cũng chung chung, nhạt nhẽo.
Vợ của Zeus – Hera (Thần Hôn Nhân) – là một bà ghen không kém Hoạn Thư, và Hera thường tra tấn, hãm hại hoặc ám sát bất cứ ai dám mon men đến gần chồng mình. Nhưng theo tích này thì Hera không hề đụng đến một sợi tóc của Dione. Quả là lạ. Rất nhiều sử gia cho rằng Dione chính là phiên bản khác của… Zeus. Có lẽ do không biết ghép Venus làm con ai, hoặc do khó hình dung được chuyện một vị thần không có đầy đủ bố mẹ đẻ ra, nên một số nhà thơ Hy Lạp cổ đã cố dựng nên một nữ thần… tưởng tượng, rồi lấy nữ thần đó làm mẹ Venus. Đây là cách mà đế chế La Mã dựa theo tích “đầy đủ hai đấng sinh thành” để phát triển thêm các dị bản xung quanh truyền thuyết về sự ra đời của nữ thần Venus.
Trong Fate/Grand Order cũng có một Godness of Venus mang tên Ishtar ((金星の女神, Kinsei no Megami) đây là một servant hiếm và chỉ xuất hiện trong danh sách tại những kỳ gacha đặc biệt. Khi không có sự kiện cào thẻ nạp tiền đặc biệt, servant này lại chuồn mất và NPH không có bất cứ kế hoạch cụ thể nào để biến Ishtar trở thành một servant có thể triệu hồi tự do trong tương lai gần. Hãy cùng ngắm bộ cosplay cực hot của Ishtar thông qua sự thể hiện của cosplayer 沖田凜花 Rinka.