Hàn Quốc vốn được xem là thiên đường của thể thao điện tử khi khán giả ở đây thì cuồng nhiệt, cơ sở vật chất thì tốt và công tác tổ chức thì chuyên nghiệp. Tuy nhiên đó chỉ là phần nổi của vấn đề, xét cho cùng thì các tựa game Esports và tuyển thủ chuyên nghiệp chỉ là công cụ kiếm tiền nền công nghiệp còn non trẻ này.
Esports đã phát triển quá nhanh trong thời gian ngắn trên toàn cầu, không chỉ ở Hàn Quốc
Chính bởi Esports phát triển quá nhanh trong thời gian ngắn, những rắc rối về mặt pháp lý sẽ kéo tới không sớm thì muộn mà thôi. Có vẻ như vụ lùm xùm của Griffin và tuyển thủ Kanavi đã châm ngòi cho tất cả khi mới đây, tờ Kookminilbo của Hàn Quốc đã công bố hợp đồng tiêu chuẩn của KeSPA , Hiệp hội thể thao điện tử Hàn Quốc. Nó là cơ sở hợp pháp và chính thống để các đội tuyển có thể dùng đó để xây dựng hợp đồng chi tiết của riêng họ.
Bài báo phanh phui những sự thật đen tối về bản hợp đồng nô lệ của KeSPA lấy làm tiêu chuẩn
Theo như tờ Kookminilbo công bố thì trong hợp đồng tiêu chuẩn đó, có rất nhiều điều khoản trong đó là cực kì vô lý và bất công với tuyển thủ, nhiều hơn so với những gì trong hợp đồng "nô lệ" của Griffin trước đó. Cụ thể:
Nếu việc ký hợp đồng hoàn thành, tổ chức chủ quản có quyền giao dịch tuyển thủ mà không cần sự đồng ý trước từ bản thân tuyển thủ đó.
Tuyển thủ không được ký lại hợp đồng với tổ chức vừa chuyển đi..
Tiền thưởng cho tuyển thủ hoàn toàn thuộc về công ty (tổ chức) và một phần tiền thưởng có thể được trả cho vận động viên theo tiêu chuẩn của công ty. Tiêu chí thanh toán sẽ được xác định theo quyết định riêng của công ty.
Lợi nhuận từ việc tham gia vào các sự kiện và quảng cáo hoàn toàn thuộc về công ty và một số khoản thu có thể được trả cho người chơi theo tiêu chí của công ty. Tiêu chuẩn thanh toán quyết định với quyền tự chủ của công ty.
Tất cả bản quyền hình ảnh và các loại bản quyền khác của tuyển thủ đều thuộc về công ty. Trong trường hợp người chơi tiếp xúc với truyền thông vì lý do cá nhân, người chơi phải tham khảo ý kiến trước với công ty.
Khi tuyển thủ không tuân theo các điều khoản hợp pháp của công ty trong quá trình đào tạo hoặc trong các giải đấu với những tuyển thủ khác, người đó tự mình phải sửa chữa hoặc chịu phạt theo yêu cầu của công ty. Trong trường hợp như vậy, tuyển thủ phải chịu trách nhiệm toàn bộ cho các thiệt hại và chi phí gây ra từ các lý do được quy cho tuyển thủ đó.
Cuộc sống của các tuyển thủ Esports tại Hàn Quốc không hề hào nhoáng như chúng ta tưởng tượng
Tóm lại thì bản hợp đồng tiêu chuẩn của KeSPA được miêu tả là một bản "slave contract" hay "hợp đồng nô lệ" đúng nghĩa, công ty hay tổ chức lấy mọi thứ, quyết định tất cả và tuyển thủ thì không được bảo vệ. Tệ hơn nữa, theo tờ Kookminilbo thì có tới 3 team thuộc giải LCK hiện tại dùng hợp đồng tiêu chuẩn này để xây dựng hợp đồng của mình và áp dụng thêm nhiều điều khoản bất công vào.
Điều này không chỉ diễn ra ở LMHT , rất nhiều tựa game khác như OverWatch, PUBG, Starcraft cũng rơi vào t tình trạng tương tự. Theo nhiều người mô tả thì bản hợp đồng của KeSPA đưa ra còn "tệ hơn cả hợp đồng của Griffin", thứ vốn bị lên án trước đó và dường như đây không chỉ là lùm xùm của riêng tổ chức Griffin nữa mà còn là scandal của toàn bộ ngành Esports Hàn Quốc.
Vụ lùm xùm của HLV cvMax với Griffin chỉ là khởi đầu cho hàng loạt scandal mà thôi
Ngay sau khi bài báo trên được công bố, Giám đốc của Gen.G - ông Lee Ji-hun - đã khẳng định trên twitter cá nhân rằng tổ chức Gen.G có hợp đồng hoàn toàn minh bạch và không có điều khoản bất công nào. Gen.G ngay lập tức gây được thiện cảm lớn với công chúng, bên cạnh đó thì sự việc vẫn còn chưa kết thúc, 3 team LCK với hợp đồng nô lệ kia vẫn còn đang trong vòng bí ẩn và được điều tra.
Giám đốc của Gen.G khẳng định sự trong sạch của mình giữa tâm bão scandal
Theo Helino Link bài gốc