Nuguri vs Bin
Nuguri bước vào trận chung kết với 5 vị tướng toàn thắng từ 8 trận. Kennen, Ornn, Camille, Gangplank và Luu. Tương tự, tuyển thủ Suning là Bin cũng có 5 vị tướng chưa từng thua là Jax, Camille, Irelia, Volibear và Wukong. Trong đó Jax thắng đến 4 lần. Nhìn chung về lượng tướng và tỉ lệ thắng của hai tuyển thủ này như nhau. Các chỉ số KDA, phần trăm tham gia hạ gục cũng giống nhau. Nhưng Bin giết quái nhiều hơn, trung bình là 294 so với 238 của Nuguri. Điều này chỉ ra Bin có xu hướng đẩy lẽ nhiều hơn. Là nguồn sát thương chính cho đội.
Nói đi cũng phải nói lại, số tướng mà Nuguri chọn thường mang tính hỗ trợ. Tức là anh chọn những kèo đi đường bất lợi nhưng có tác dụng lớn ở giao tranh tổng. Ở trận đấu sắp tới, có lẽ họ vẫn áp dụng chiến thuật như vậy. Tùy vào điều kiện thực tế. Sẽ có người cống hiến cho thành công của đội nhiều hơn.
Canyon vs SofM
Canyon chỉ mới thi đấu 4 vị tướng Graves, Kindred, Hecarim, Nidalee. Trong đó, anh dùng Graves 9 trận, thắng 7 thua 2. Sofm dùng đến 6 tướng, Graves và Kindred là 2 tướng anh dùng nhiều nhất. Ngoài ra Sofm, tuyển thủ Suning sử dụng Jarvan IV, Shen 3 lần toàn thắng. Điểm sáng của Canyon là chỉ số KDA, con số trung bình của anh là 8.1, chỉ số này của Sofm chỉ 4.8.
Thu nhập, phần trăm tham gia hạ gục là như nhau từ hai đối thủ. Sofm tiêu diệt 3558 quái vật, Canyon chỉ có 2796. Sự chênh lệch này đến từ phong cách chơi. Và Suning chơi nhiều ván hơn DWG. Ở giai đoạn vòng bảng, Sofm chú trọng kiểm soát rừng toàn bản đồ, hạn chế giao tranh. Canyon dành nhiều thời gian đi gank hơn. Đến giai đoạn vòng tứ kết, bán kết. Sofm đã trở lại meta, tổ chức gank, kiểm soát mục tiêu lớn hơn là tăng tiến sức mạnh một mình.
Cơ bản, Sofm và Canyon có hai lối chơi trái ngược nhau. Sofm liều lĩnh, áp đảo đối thủ. Canyon thì an toàn từ những bước di chuyển và tổ chức gank chắc kèo. Meta rừng gánh đội hiện nay, thành bại của trận đấu được quyết định rất nhiều từ hai tuyển thủ này. Người đi rừng cũng là nhân tố trực tiếp tác động vào 3 đường trên bản đồ. Nhìn vào tổng KDA, kỳ này Sofm phải đương đầu với một đối thủ rất hoàn hảo trong từng trận đấu. KDA của Canyon, Sofm lần lượt là 64/18/82, 44/33/115.
ShowMaker vs Angel
ShowMaker đánh rất hay Zoe, Twisted Fate, Kassadin ở LCK. Nhưng CKTG 2020 anh vẫn chưa từng dùng Zoe và Kassadin. Đây sẽ điểm có lợi cho DWG giai đoạn cấm chọn. Anh đang có thắng 8 thua 0 từ Twisted Fate, Syndra. Pháp sư đường giữa của Suning cũng không phải dạng vừa. Angel chơi được khá nhiều tướng, ở trận gần đây nhất Angel dùng Akali có KDA 8/1/8. Anh tối ưu lượng sát thương rất tốt.
Số lượng tướng của 2 tuyển thủ chỉ ra rằng, Angel đa dạng trong lối chơi tùy vào chiến thuật của đội. ShowMaker luôn chọn pháp sư mạnh để đè bẹp người chơi đối diện. Và đội của anh thường chọn anh là nguồn sát thương chính. Suning và DWG từng đụng độ G2 Esports 4 lần, có cùng kết quả 3-1. Trong đó, hai người chơi đường giữa không kém hơn Caps. Cho nên sức mạnh của Showmaker và Angel ngang nhau.
Ghost vs huanfeng
Jhin là vị tướng được 2 xạ thủ đến từ 2 đội mạnh nhất CKTG 2020 điều khiển rất tốt. Bên cạnh đó Ashe của Ghost bắn cũng rất lực và hợp meta hiện tại. Ezreal là vị tướng siêu mạnh của tuyển thủ Suning, huanfeng đã có 5 chiến thắng từ vị tướng cơ động này. Trung bình mỗi trận huanfeng kiếm được 15k tiền, Ghost chỉ có 13k. Các chỉ số còn lại của họ rất sít sao với nhau. Nếu trận đấu kéo dài, thì kỹ năng cày tiền sẽ là một lợi thế dành cho huanfeng. Sức mạnh của hai xạ thủ còn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ người chơi hỗ trợ bên cạnh. Và số lần xuất hiện của người chơi đi rừng. Tuyển thủ nào có được tướng thuận tay sẽ có lợi thế lớn.
BeryL vs SwordArt
Xạ thủ sẽ cạnh tranh nhau vị tướng Jhin thì Leona là tướng mà BeryL, SwordArt đều muốn có. Leona được hai hỗ trợ này dùng 10 trận toàn thắng, mỗi người 5 trận. Leona khi kết hợp với Ezreal sẽ có sức mạnh vô song từ hai chiêu cuối Thái Dương Hạ San và Cung Ánh Sáng dồn sát thương, dứt điểm ngay mục tiêu ở cấp 6. Nên gần như 99% cặp tướng “lỗi” này không thể nằm trong tay của một đội.
Ngoài Leona, SwordArt còn có vị tướng Bard, đánh 6 trận thắng 4 thua 2. Đây là một vị tướng đa dụng, công thủ toàn diện và giúp đội hình di chuyển, nhanh, thuận tiện. Về phần BeryL, anh còn Pantheon, vị tướng thiên về sát thương và mở giao tranh. Phần trăm tham gia hạ gục tướng địch của SwordArt là 66%, BeryL chỉ có 53%. Nhưng BeryL lại có 1 MVP còn SwordArt thì chưa được lần nào.
Xét về tổng thể, trước trận chung kết diễn ra thì kỹ năng, các chỉ số từng cá nhân khá cân bằng. Kết quả trận đấu sẽ được quyết định bởi chiến thuật của đội, thắng thua trong phần cấm chọn và bản lĩnh thi đấu của các tuyển thủ ở thời khắc quan trọng.
Xem thêm: Phó chủ tịch Suning ‘chơi lớn’ khi tặng 100 chiếc Iphone 12 cho fan nếu SN vô địch