Có lẽ thứ mà nhiều game thủ mắc sai lầm nhất khi chơi Đấu Trường Chân Lý là mang tư duy của Liên Minh Huyền Thoại vào dù rằng cơ chế kỹ năng của một tướng nhất định trong cả 2 dù có sự tương đồng nhưng chắc chắn vẫn có những điểm khác biệt riêng.
Tiêu biểu ở đây là vị tướng Janna khi chúng ta thường nhớ về tầm sử dụng kỹ năng phải ở gần mới hồi máu được trong LMHT, và thế là nhiều người Đấu Trường Chân Lý có xu hướng xếp theo kiểu bao bọc tất cả các tướng xung quanh Janna cho chắc ăn.
Tuy vậy thật ra miêu tả kỹ năng trong Đấu Trường Chân Lý của cô nàng là “tất cả đồng minh” dù ở đâu trên bàn đấu, nghĩa là bạn có thể linh hoạt trong việc đặt Janna ở mọi vị trí mà vẫn đảm bảo lượng máu hồi được.
Janna khá đa năng trong vai trò của mình, từ cầm đồ hỗ trợ đứng kế bên Xạ Thủ, mang Phong Kiếm và di chuyển khắp mọi nơi trên bàn để bắt chết carry bên kia hay thậm chí là cầm đồ tank đứng lên hàng đầu để tạo khoảng trống cho chủ lực xả kỹ năng tốt hơn.
Tất nhiên điểm quan trọng không kém trong kỹ năng của Janna là hất tung các kẻ địch ở gần, nên bạn vẫn được khuyến khích xếp Janna kế bên chủ lực nếu có Sát Thủ bên phía đối phương. Hay thậm chí là xếp một cách khéo léo trên hàng đầu để hất văng tank của đối phương về cùng hướng chủ lực của chúng để tối ưu hóa sát thương từ kỹ năng của Jhin hay Lux.
Có thể bạn muốn xem thêm : Đấu Trường Chân Lý: 3 trang bị ít được dùng nhưng hiệu quả không ngờ trong mùa 6
Nhìn chung thì với việc bạn có thể loại bỏ định kiến áp đặt kỹ năng của Janna trong LMHT lên ĐTCL, thì Janna có thể được đặt một cách linh hoạt với rất nhiều cách tận dụng. Với 3 Tộc/Hệ mạnh là Tái Chế, Thuật Sư, Học Giả thì cô nàng Janna có thể xem như tướng kích hệ quốc dân dùng mọi kiểu đội hình khác nhau mà vẫn hữu dụng.