Nếu để nói về sự cạnh tranh giữa LPL và LCK trong những năm gần đây, chắc hẳn nhiều người sẽ nhận ra ngay, sự thống trị của người Hàn dường như đã sụp đổ. Hàn Quốc giờ đây chỉ còn là cái bóng của chính mình nếu phải so với LMHT Trung Quốc – một đế chế hoàn toàn mới của nền Esports LMHT thế giới.
Phụ lục
Từ “Kẻ về sau” trở thành “người dẫn đầu”
Quay trở lại với thời điểm những năm 2017 trở về trước, lối đánh kiểm soát, phụ thuộc vào sự phối hợp đồng đội cũng như dẫn dắt trận đấu ở giai đoạn của LCK là một thương hiệu không thể phá vỡ. Những trận đấu của người Hàn thường sẽ kéo dài hơn 30 phút và có số điểm hạ gục rất ít. Khi đó, họ cho rằng đó mới chính là sự áp đảo tuyệt đối, dẫn đầu các xu hướng meta của LMHT.
Và trong khi các khu vực khác vẫn cố gắng để sao chép, học tập lối chơi của người Hàn, vẫn chỉ có LPL (và có thể là còn cả VCS) giữ được bản sắc lối chơi riêng. Người Trung thích lối chơi kỹ năng, đè đường, áp đảo đánh nhanh thắng nhanh và giao tranh liên tục. Tại thời điểm đó, lối chơi tốc độ cao vẫn chưa được trọng dụng cho một phần do tựa game LMHT thời bấy giờ chưa có quá nhiều thứ để ủng hộ giao tranh sớm, và họ vẫn lựa chọn giữ cho mình bản sắc đó đến tận ngày nay. Đó là một quyết định hoàn toàn chính xác.
Ở thời điểm hiện tại các đội Trung Quốc hơn Hàn Quốc ở điểm nào?
Công bằng mà nói, không có sự khác biệt quá lớn giữa LCK và LPL về kỹ năng cá nhân hay số lượng tướng sử dụng. Điểm chí mạng hơn hết chính là LPL dần đã học được thứ vũ khí tưởng chừng như là thương hiệu của LCK sau gần một thập kỷ phát triển của LMHT – Macro ( Macro có thể hiểu là khả năng tính toán từng chỉ số, phương hướng di chuyển, tầm nhìn chiến thuật trong game)
LPL ở thời điểm hiện tại dù vẫn giữ lối chơi ‘khát máu’ và tốc độ, họ đã cẩn thận hơn rất nhiều. Khả năng Macro của LPL cải thiện rõ rệt từ giai đoạn 2018 đến nay. Nhiều fan cho rằng, LPL đang dần có xu hướng đánh giống LCK nhưng đây lại là một sự sai lệch khá nghiêm trọng. LPL đúng là học hỏi LCK ở khoản macro, nhưng chính họ lại là khu vực sử dụng nó một cách hiệu quả hơn. Cộng với đó là sự phát triển của chính LMHT theo xu hướng giao tranh nhanh đã khiến LPL như ‘diều gặp khó’ trong khoảng thời gian hiện tại.
Chức vô địch MSI 2022 của RNG chỉ là sự khởi đầu cho một triều đại mới
Nếu theo dõi cả LPL lẫn LCK Mùa Xuân 2022, chúng ta đều có thể thấy được sự tương phản trong cả 2 cái tên góp mặt tại trận chung kết là T1 và RNG. Sở hữu chuỗi trận toàn thắng tại LCK Mùa Xuân, T1 được kỳ vọng sẽ có thể quay trở lại thời ‘hoàng kim’ và gồng gánh khu vực này trở lại đỉnh vinh quang của họ. Tuy nhiên những đối thủ mà T1 đối đầu tại mùa giải năm nay, tất cả đều là những đối thủ khá ‘dễ thở’. Gen.G với sự xuất hiện của Chovy cũng không được quá nổi bật, DWG thiếu đi những Nuguri hay Khan thì lại như ‘rắn mất đầu’. Chuỗi thắng của T1 thực sự rất đáng ngưỡng mộ nhưng nó sẽ là một điều dễ dàng hơn nếu để so sánh với top 1 của LPL Mùa Xuân 2022.
LPL Mùa Xuân 2022 sở hữu toàn ‘hàng khủng’, từ một EDG vừa vô địch thế giới, cho đến WBG với SofM cùng TheShy hay một V5 với lối đánh đầy hoang dã nhưng cũng không kém phần kỷ cương và chiến thuật. Song, RNG vẫn là đội tuyển vô địch LPL Mùa Xuân một cách hoàn toàn thuyết phục và xứng đáng. Thế mới nói ở thời điểm hiện tại, LPL mới là giải đấu LMHT hấp dẫn và khắc nghiệt nhất hành tinh chứ không còn là LCK nữa.
Chức vô địch của RNG đến hoàn toàn không phải là một điều ngẫu nghiên mà là đã được định đoạt từ trước. Nếu loại trừ những yếu tố thị phi như ping 35 hay lợi thế ‘sân nhà’ của RNG, game thủ vẫn có thể thấy được RNG đã thể hiện một lối đánh vô cùng bài bản nhưng vẫn ‘sặc mùi’ kỹ năng. ‘Khát máu’ và mãnh liệt vào đúng những thời điểm then chốt. Từ đó giành lấy chiến thắng một cách ngỡ ngàng trước đại diện được cho là mạnh nhất và toàn diện nhất của nền LMHT Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại.
Đây mới chính là sự khởi đầu của LMHT Trung Quốc
Bây giờ, Trung Quốc mới thực sự thức tỉnh, thay thế Hàn Quốc thành một triều đại mới trong LMHT. Nếu nói cột mốc chức vô địch của IG vào 2018 là sự khởi đầu, có lẽ điều đó vẫn còn hơi sớm. Hàn Quốc vẫn cố gắng gượng để giữ cho mình những gì được coi là ‘thể diện’ trong suốt khoảng thời gian 4 năm qua. Bằng chứng là chức vô địch của DWG vào mùa giải 2020. Tuy nhiên thất bại của chính họ trước EDG vào kỳ CKTG 2021 chính là dấu chấm hết cho triều đại LMHT Hàn Quốc.
Sức mạnh của LMHT Trung Quốc giờ đây có lẽ là điều không phải bàn cãi. Từ những RNG, Weibo Gaming hay EDG, tất cả đều là những cái tên vô cùng mạnh mẽ nhưng vẫn chưa có màn thể hiện ở các giải đấu quốc tế. Nên nhớ RNG vô địch LPL nhưng chỉ xếp thứ 2 tại vòng bảng. Và cái tên đầu bảng V5 thì vẫn còn phải nhận thất bại bởi các đội top dưới. Thế mới thấy được sự cạnh tranh của họ tại giải đấu quốc nội là lớn đến như thế nào.
Hàn Quốc giờ đây chắc chắn không còn là khu vực mạnh nhất LMHT nữa. Bây giờ chính là lúc Trung Quốc thể hiện sức mạnh của mình sau khi đã chờ quá lâu. Sức mạnh của LMHT Trung Quốc là không thể bàn cãi. Và chắc chắn rằng, chức vô địch MSI 2022 của RNG chỉ mới là một sự khởi đầu cho một triều đại hoàn toàn mới của nền LMHT Quốc Tế.
Đừng quên theo dõi Kênh Tin Game để cập nhật những tin tức mới nhất về Liên Minh Huyền Thoại nhé!
Ngoài ra cũng nên ghé thăm fanpage Gosugamers Vietnam khu vườn địa đàng với hàng ngàn tin tức Esports và 7749 loại meme/video… vui tính hơn cả crush của bạn. LIKE NGAY ĐỂ CẢM NHẬN.
Cuối cùng bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Kênh Tin Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?