Dead Lane – Cái nhìn chuyên sâu về thế giới DOTA 2 chuyên nghiệp

Lane chết hay Dead Lane là một khái niệm khá mới trong thời gian gần đây, tuy nhiên các team từ trước đó đã dần nhận ra khái niệm này hoặc theo bản năn chơi theo khái niệm này và điều này đang nâng tầm đấu trường chuyên nghiệp của DOTA 2 lên một tầm cao mới.

Lane chết là gì và tại sao khái niệm này lại xuất hiện?

Lane chết, đúng như tên gọi của nó là một lane đầy chết chóc khi bạn luôn luôn đặt trong tình trạng nguy hiểm do bị gank bất ngờ và farm trong sợ hãi. 

Lane chết xuất hiện khi mà khả năng kiểm soát map được nâng lên một tầm cao mới, ý tưởng ban đầu đó là việc ở giai đoạn giữa trận bạn sẽ không thể kiểm soát cả 3 lane cũng một lúc nên bạn sẽ dồn một người vào 2 lane và bỏ một đường nguy hiểm nhất.

Dead Lane – Cái nhìn chuyên sâu về thế giới DOTA 2 chuyên nghiệp - Ảnh 1.

Những cái chết bất ngờ luôn là thứ xảy ra thường xuyên ở DOTA 2.

Có một lỗi khá nhiều người chơi thường gặp đó là khi bạn có lợi thế ở đường như farm hay tiêu diệt được đối thủ, bạn sẽ bám ở lane đó nhiều nhất có thể kể cả khi phá trụ. Tuy nhiên khi bạn lộ cả 3 core hero ở 3 đường, đối thủ sẽ biết là đội hình của bạn bị chia cắt và có thể chọn một đường để gank và thu hẹp khoảng cách của hai bên lại. 

Chính vì thế mà các team chuyên nghiệp họ thường bỏ một lane nguy hiểm và lựa chọn phương án đi cùng nhau để tấn công một đường hoặc chia ra farm rừng nhằm che dấu thông tin và vị trí của mình chứ không lộ ở cả 3 lane tạo cơ hội để đối thủ tận dụng.

Lane chết thường là lane nào?

Lane nguy hiểm nhất trong game thường là hai lane cánh của bạn và khoảng 90% game đấu là safe lane của team bạn. Mid lane là một lane ngắn nhất tính từ base và hero đi mid dễ dàng có thể back up một cách kịp thời, hơn nữa vị trí mid lane cực kì trống trải và dễ dàng đào thoát nên mid lane gần như không thể là lane chết.

Dead Lane – Cái nhìn chuyên sâu về thế giới DOTA 2 chuyên nghiệp - Ảnh 2.

Midlane là lane quá khó gank và đẩy trụ sớm để thành lane chết.

Quay trở lại vấn đề lane cánh, mid game khoảng 10-15 phút là khoảng thời gian mà những Support của đối thủ sẽ có được level 6 cùng Ultimate của mình và các core hero, không tính những hero farm nhiều, có được ít nhất là một lượng item nhất định nên khả năng gank thành công là cực kì cao.

Bên cạnh đó thì trụ tối ưu để push sớm chính là trụ safe lane của đối thủ ( bot lane của Radiant và top lane của Dire ). Lí dó đó là việc push sớm hai trụ này khiến bạn có được khả năng kiểm soát map vượt trội và kéo giãn được networth lên rất rất nhiều. 

Khi bạn push được trụ safe lane của đối thủ, vô hình chung bạn sẽ mở ra được cánh cửa lớn tấn công và rừng của đối thủ, đặc biệt là bạn hoàn toàn có thể farm thoải mái ở 2 bãi quái rừng gần trụ một. Điều này khiến cho Carry của đối thủ dễ bị gank, networth thấp còn Carry của team mình có thể được đẩy lên Offlane và farm an toàn trong rừng của đối thủ hoặc ít nhất là an toàn ở gần Shrine của team mình.

Dead Lane – Cái nhìn chuyên sâu về thế giới DOTA 2 chuyên nghiệp - Ảnh 3.

Cả Liquid lẫn VP đều muốn hạn chế dead lane bằng những con ward thủ và những hero trụ đường mạnh.

Một điều mà những game thủ pub tầm trung thường mắc sai lầm đó là họ thường lần lượt đẩy 3 trụ của đối thủ và nghĩ rằng đó là áp lực lên đối phương, tuy nhiên thực tế cho thấy rằng điều này chả gây được tí áp lực nào lên đối thủ cả. Điều bạn nên làm đó là tập trung tấn công thật mạnh vào một lane để ép đối phương phải phản ứng và bạn sẽ nắm thế chủ động của trận đó khi mà có thể push, farm lính, ăn Roshan v.v và đẩy đối thủ vào thế bị động.

Lane chết ảnh hưởng như thế nào tới DOTA 2 chuyên nghiệp?

DOTA 2 đã phát triển cực kì nhanh trong thời gian gần đây, kể từ ngày TI2 DOTA 2 vẫn chỉ đơn giản với chiến thuật tri-lane nuôi rùa của người Trung Quốc, TI3 Alliance đã đi trước thời đại với chiến thuật tài nguyên tập trung vào Support thì tới mùa giải DPC năm nay, chiến thuật chơi xung quanh lane chết đã được hình thành một cách khá toàn diện.

Đầu năm nay chúng ta thấy sự xuất hiện nổi bật lên của những carry chuyên dùng để đi Offlane đó là Lycan, Chaos Knight hay Juggernaut. Nguyên nhân là do đây là những hero đẩy lane và đẩy trụ cực nhanh khiến cho team sở hữu những hero này có thể phá được trụ 1 safe lane đối thủ nhanh nhất có thể và đẩy nhanh tiến độ biến safe lane của đối thủ thành lane chết nhanh nhất có thể.

Dead Lane – Cái nhìn chuyên sâu về thế giới DOTA 2 chuyên nghiệp - Ảnh 4.

Đầu mùa DPC năm nay thì Lycan được xem là Carry mạnh nhất.

Và trong khoảng 2 tháng gần đây, đội hình 2-1-2 quay trở lại với những hero đẩy trụ cũng nhanh khác ở Offlane là Pugna và Beast Master còn vị trí Carry sẽ là những hero trụ đường mạnh và bảo vệ trụ tốt như Necrophos hay Support như Trean Protector hay IO đang được dùng rất nhiều. Tất cả chỉ nhằm một mục đích hạn chế safe lane của mình thành lane chết và biến safe lane của đối thủ thành lane nguy hiểm nhất.

Kết

Dead Lane – Cái nhìn chuyên sâu về thế giới DOTA 2 chuyên nghiệp - Ảnh 5.

Lane chết là một khái niệm mới và để hiểu về nó còn là một quá trình cực kì dài, để một team vận hành chiến thuật xung quanh khái niệm này đòi hỏi team work cực kì tốt và khả năng banpick thông minh từ Captain. 

Nếu bạn là một player ở mức khá và đang muốn phát triển thêm hoặc là một team bán chuyên muốn thi đấu một cách hiệu quả, khái niệm lane chết bắt buộc phải biết khi mà khái niệm này và những lối chơi xung quanh nó là thứ giúp bạn phân biệt mình là một player làng nhàng hay là một player giỏi, một Captain giỏi.