Phụ lục
AoE trong những ngày đầu du nhập vào Việt Nam
AoE (Age of Empires) hay còn được game thủ Việt biết đến với tên gọi đơn giản Đế Chế, là tựa game chiến thuật được phát hành lần đầu vào năm 1997. Với lối chơi hấp dẫn cùng tính sáng tạo cao, AoE nhanh chóng tìm được đường vào các quán game ở Việt Nam bấy giờ thông qua đĩa lậu. Dù không đến tay game thủ Việt bằng con đường chính thống nhưng các phần mềm lậu đã giúp chúng lan truyền rộng rãi tại Việt Nam.
Trong những năm cuối thế kỷ trước, game nhiều người chơi cùng nhau trên nhiều máy là một điều còn rất xa lạ với game thủ Việt, bởi internet còn chưa lan rộng ở Việt Nam. Đế Chế là một trong những trò chơi giúp game thủ Việt làm quen với cách giải trí mới mẻ, đậm tính đối kháng này nhờ tính năng chơi multiplayer qua LAN của nó.
Sức hấp dẫn của Đế Chế và tính năng multiplayer thậm chí còn khiến “thể thao điện tử” manh nha xuất hiện tại Việt Nam, dù lúc đó chưa ai gọi nó bằng cái tên sang chảnh này. Tại Hà Nội, nhiều nhóm game thủ giữa các quán game, phố game thành lập các đội tuyển tự phát để thi đấu cùng nhau, dẫn đến sự trỗi dậy của những cái tên mà một số game thủ gạo cội còn có thể nhớ đến như SB, Germany, Pluto God, Romance,…
Những cái tên nói trên nay đã trở thành dĩ vãng bởi họ bận rộn với cơm áo gạo tiền, nhưng vẫn còn một tuyển thủ Đế Chế quen thuộc với chúng ta trong nhiều năm qua là Chim Sẻ Đi Nắng. Tuyển thủ này và nhiều cái tên khác như Gunny, Hehe, Hồng Anh, BiBi,… đã nhiều lần tham gia vào các giải đấu AOE quốc tế, đánh bại các đối thủ đáng gờm từ Trung Quốc để mang vinh quang cao nhất về cho đất nước.
Tuy nhiên đúng như quy luật của thời gian, Age of Empire ngày nay không còn nổi như những ngày đầu nó mới ra mắt. Game thủ có nhiều lựa chọn hơn, trong đó đàn em nổi tiếng là Age of Empires II ra đời năm 1999. Ngày nay nếu muốn chơi Đế Chế ở các phòng net thì có hơi khó khăn nhưng mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thỏa với GPLAY, nền tảng kết nối mạng LAN, giúp các tựa game offline trên PC trở thành chiến trường trực tuyến của hàng vạn game thủ.
Giữa GPLAY và GTV 2.0 có gì khác biệt?
Như đã nói trên GPLAY là nền tảng kết nối mạng LAN, được đội ngũ nhân sự tại GTV phát triển từ năm 2017 nhằm mục đích kết nối game thủ trong các tựa game offline trên PC như AoE, AoE 2, Warcraft 3, Counter-Strike, Red Alert 2, Hero III hay Starcraft I… lại với nhau thông qua các trận so tài đỉnh cao. Tiếp nối thành công từ người tiền nhiệm, phiên bản GTV Plus 2.0 đã được ra mắt cộng đồng vào cuối năm 2020.
Có thể nói GTV Plus 2.0 là sản phẩm được thiết kế bởi 100% các kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam, với chất lượng đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật cũng như chất lượng dịch vụ ổn định. Đây là một phiên bản nâng cấp, với ưu điểm cài đặt thuận tiện nhanh chóng; giao diện bắt mắt; cùng với đó là những cải tiến ưu việt ở khả năng giảm tải giật lag, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Cũng trong năm 2021, GTV 2.0 đã chính thức đổi tên thành GPLAY và ra mắt phiên bản cập nhật mùa hè với nhiều tính năng nổi bật. Đầu tiên chính là hệ thống hạ tầng đã được nâng cấp vượt trội, giải quyết những vấn đề còn bất cập trong phiên bản trước đó. Tiếp theo việc cài đặt GPLAY và đăng ký tài khoản sử dụng cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết bởi những hướng dẫn vô cùng đơn giản và dễ hiểu của đội ngũ BQT.
Bên cạnh đó nhằm mục đích mang lại sự khác biệt cũng như trải nghiệm hoàn hảo nhất đến người sử dụng, khác biệt lớn nhất ở phiên bản cập nhật chính là mode Đấu Trường. BQT GPLAY đã quyết định phân chia room theo phong cách truyền thống, qua đó đem lại sự đơn giản và thuận tiện cho mọi game thủ. Chỉ cần vài thao tác bấm nút đơn giản là người chơi có thể tha hồ thi thố với bạn bè trong các tựa game như Đế chế, Counter-Strike, Warcraft 3… một cách dễ dàng. Đặc biệt với tính năng AoE Ranking, người chơi sẽ cảm thấy vô cùng hào hứng khi tham gia trải nghiệm tựa game mà mình yêu thích.
Có gì hot trong tính năng AoE Ranking?
Như chúng ta đều biết, bản AoE là tựa game chiến thuật cổ điển đã xuất hiện cách đây hơn 20 năm. Dù vẫn rất hot trong cộng đồng game thủ có thú vui điều quân khiển tướng, thích sử dụng trí tuệ để phân định thắng thua nhưng sự lạc hậu về công nghệ khiến trò chơi tỏ ra khá thua thiệt nếu so sánh với các game trực tuyến đang mọc lên như nấm. Rõ ràng để tồn tại và phát triển trong trong thời đại 4.0, AoE nói riêng hay bản thân nền tảng GPLAY nói chung đều cần phải làm mới bản thân liên tục để đáp ứng thị hiếu của khách hàng.
Ngày xưa khi internet còn hạn chế, việc ngồi solo với một tựa game là chuyện vô cùng phổ biến thế nên chẳng ai nghĩ đến việc làm sao để hai (hoặc nhiều) người chơi có thể kết nối để so tài trong thế giới ảo. Tuy nhiên với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, việc các dân chơi khắp thế giới so tài với nhau chẳng có gì khó khăn nữa. Nhưng bản thân AoE chưa từng có bảng xếp hạng (Ranking) kể từ khi ra mắt, vì thế những kèo đấu online của giới không chuyên luôn trôi qua có phần nhạt nhẽo.
Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết đó, trong bản cập nhật mới GPLAY đã ra mắt tính năng AoE Raking hay đơn giản dễ hiểu nhất là mode “Đấu Rank” với tính năng Auto Matching cho phép tự động ghép đôi các game thủ có điểm số rank tương đương với nhau. Vậy rank (xếp hạng) của game thủ AoE trên nền tảng GPLAY sẽ được phân tích và tính toán dựa trên những chỉ số nào để bảo đảm sự công bằng khi bắt cặp thi đấu? Đó là vấn đề mà ngay cả những ông lớn như Blizzard hay Riot cũng phải đau đầu xử lý bởi luôn có những điều bất cập nhất định xảy ra trong suốt quá trình Auto Matching.
Theo cách tính điểm của GPLAY với mỗi một trận thắng người chơi AoE được +15 điểm, ngược lại với mỗi trận thua sẽ bị -15 điểm và thứ hạng cũng như Elo của người chơi sẽ được cập nhật 24/24 tại mục Bảng xếp hạng/Elo đấu rank. Và đặc biệt để hướng tới sự chuyên nghiệp nhất cho AoE, trong trường hợp thoát trận (bất kể lý do) trước phút thứ 7 trong game, người chơi lập tức sẽ bị trừ 25 điểm và cấm không cho tạo phòng đấu rank trong 5 phút.
Nếu tiếp tục vi phạm, hệ thống của GPLAY dĩ nhiên sẽ áp dụng những biện pháp xử lý gắt gao hơn. Để cá nhân hóa đồng thời tạo động lực chiến đấu cho game thủ, cấp độ rank trên GPLAY được xếp theo thứ tự tăng dần tùy theo điểm số, lần lượt như sau: Lính trì, Tiểu Đội Trưởng, Đại Đội Trưởng, Đoàn Trưởng, Tướng Quân, Nguyên Soái. Sau khi mùa giải kết thúc, tùy vào thứ hạng và cấp độ rank, người chơi sẽ nhận được phần quà giá trị tương ứng.
Nhìn chung với tính năng AoE Ranking hay mode “Đấu Rank” của GPLAY, game thủ sẽ không mất quá nhiều thời gian để tìm đối thủ cân xứng hay ức chế vì những lần bị đối thủ dưới trình “chơi dơ” khiến trải nghiệm bị ảnh hưởng. Với một tựa game đã hơn 20 năm như AoE có thể đây là động thái đáng hoan nghênh của GPLAY nói riêng lẫn đội ngũ GTV nói chung khi thổi sức sống mới vào trò chơi đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ game thủ Việt.
Tham khảo thêm thông tin về GPLAY cũng như AoE Ranking tại:
Trang chủ:
Fanpage: https://www.facebook.com/gametvplus
Bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Kênh Tin Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?
Và cuối cùng bạn đã đăng ký kênh Youtube của Kênh Tin Game chưa? Đăng ký đi vì nó miễn phí.