LPL đã trải một kỳ chuyển nhượng đầy ồn ào. Từ RNG, sau đó là IG, EDG, LNG… Dường như các đội LPL – một khu vực nổi tiếng về độ chịu chơi lại đang rơi vào khủng hoảng chuyển nhượng đến mức phải bán đi hoặc chấm dứt hợp đồng với các trụ cột.
LMHT Trung Quốc không chỉ nhận cái kết đắng ở CKTG 2022 mà còn phải đối diện với nguy cơ lớn hơn – sụp đổ dây chuyền ngành thể thao điện tử.
Theo các nguồn tin từ Trung Quốc, tổng quỹ lương của LPL trong năm 2022 đã giảm chỉ còn 1/3 so với giai đoạn 2018 – 2019. Đây là kết quả của dự luật bình ổn quỹ lương do Riot Trung Quốc và giới chức trách nước này, đứng đầu là Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa và Giải trí Trung Quốc (CCEA) phê duyệt.
Vào năm 2018, Uzi là tuyển thủ có mức lương cao nhất LPL với con số 30 triệu NDT/năm (khoảng 102,3 tỷ VNĐ). SofM – Ngôi sao người Việt Nam đã có 6 năm thi đấu tại LPL, cũng được hé lộ là sở hữu mức lương cao bậc nhất dành cho vị trí Đi rừng – 20 triệu NDT/năm.
Nhưng đến năm 2022 những mức lương hậu hĩnh này sẽ không còn nữa. Bởi giới LMHT Trung Quốc đã áp dụng mức lương giới hạn dành cho mỗi tuyển thủ ở con số tối đa 10 triệu NDT/năm. Hầu hết các tuyển thủ đều bị buộc phải cắt giảm từ 50 – 60% lương.
Mức trần lương thực chất đã được áp dụng từ giai đoạn 2020. Nhưng nhiều đội tuyển LPL đã tìm cách lách luật bằng việc “giảm lương – tăng thưởng” để đảm bảo thu nhập cho các tuyển thủ. Vì vậy LPL vẫn được xem là khu vực hái ra tiền của các tuyển thủ tài năng.
Trong năm nay, các đại diện dường như không còn đủ sức để lách luật khi đã trải qua một năm bết bát. EDward Gaming và Royal Never Give Up – Hai tổ chức eSports lâu đời và giàu thành tích bậc nhất Trung Quốc, rơi vào tình cảnh khó khăn vì chủ sở hữu của các tổ chức này – Vốn đứng sau là những đại gia bất động sản và thương mại điện tử, cũng đang lao đao khốn cùng.
Các lĩnh vực này đều đang rơi vào khủng hoảng. Đến mức Suning buộc phải bán lại slot cho Weibo sau khi Công ty mẹ của nhà họ Trương làm ăn thua lỗ.
IG, LGD hay EDG cũng phải chi tiêu hợp lý hơn, không thể chi trả quá cao, chỉ còn cách chiêu mộ những tuyển thủ trẻ hoặc tầm trung. RNG thậm chí còn có nguy cơ tan rã khi kim chủ liên tục dính vào các vụ kiện tụng.
LMHT đất nước tỉ dân cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự suy thoái của ngành bất động sản và thương mại điện tử. Đó cũng chính là lí do không có mấy phi vụ bom tấn được kích nổ, vì các đội chẳng còn đủ tài chính để thương lượng với những ngôi sao lớn.
Tuy nhiên, giữa những đội lao đao thì vẫn còn một số cái tên bình ổn hơn là Top Esports, Weibo Gaming, JD Gaming. Những đội này vẫn có thể xây dựng dàn line-up mạnh với các ngôi sao. Nhìn chung ngành thể thao điện tử xứ Trung nói chung và LMHT nói riêng đang lâm vào cảnh khó khăn tài chính so với chính mình trước đây.
Quỹ lương hạn hẹp chính là một trong những “khuyết điểm” khiến LPL không còn sức hút đối với những ngôi sao ngoại binh Hàn Quốc. Cụ thể, Viper cũng đã trở về Hàn để đầu quân cho HLE, Scout cũng nhiều khả năng LPL sau khi ồn ào với EDG.
Một trong những tuyển thủ hiếm hoi lội ngược dòng để đến với LPL có lẽ là Ruler – Ngôi sao vừa ký hợp đồng với JD Gaming. Điều này cũng khá hợp lý vì JDG vẫn còn tài chính dồi dào để đáp ứng điều kiện của những tuyển thủ danh tiếng. LPL đã không thể giữ được phong độ của mình như trước. Đây là lúc để các đại diện LCK trỗi dậy chứng minh thực lực của mình.
Theo dõi Kênh Tin Game để cập nhật thông tin eSports mới nhất nhé!
Fanpage Kênh Tin Game:https://www.facebook.com/kenhtingame