Đây có thể xem là một dấu mốc lịch sử của thể thao điện tử không chỉ của khu vực châu Á mà còn là toàn thế giới khi được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của kỳ đại hội có tầm cỡ chỉ xếp sau thế vận hội Olympic.
Đây có thể coi là một dấu mốc trong lịch sử phát triển của thể thao điện tử trên toàn thế giới. Cần biết Á vận hội là ngày hội thể thao tầm cỡ khu vực và chỉ xếp sau thế vận hội Olympic.
Mới đây nhất, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cũng đã nhóm họp để xem xét khả năng đưa eSports vào Olympic 2024 tại Paris (Pháp). Được biết quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra ngay sau khi Olympic 2020 ở Tokyo khép lại.
Vị thế của eSports đang thực sự cám dỗ những ánh mắt từ (IOC). Mới nhất, tại giải vô địch quốc tế Dota 2 năm 2017 ở Seattle (Mỹ), BTC đã trao tổng giải thưởng lên đến 25 triệu USD, trong đó 11 triệu USD dành cho đội thắng gồm 5 game thủ. Hơn nữa, theo ESPN, eSports trong những năm gần đây đã thoát ra khỏi cái nhìn tiêu cực từ phía các bậc cha mẹ khi dần trở thành một loại hình khá phổ biến và các giải đấu được phát sóng thường xuyên trên nhiều kênh truyền hình của hơn 170 quốc gia.
Và quan trọng hơn, LMHT đang tổ chức một trong kỳ chung kết thế giới đáng theo dõi nhất từ trước đến nay cũng chính tại đất nước Trung Quốc. Theo thống kê, số lượng người theo dõi CKTG mùa 7 đã phá mọi kỷ lục mà Riot Games thiết lập được qua các kỳ CKTG trước đó.
“Mục tiêu của chúng tôi là eSports được công nhận trở thành một môn thể thao chính thức ở Olympic. Chúng ta phải xem eSports như một môn thể thao truyền thống”, Kenneth Fok, người đang được đánh giá là ngôi sao đang lên của Hội đồng Olympic châu Á (OCA), nhấn mạnh.
Đây là một tin rất vui với thể thao điện tử Việt Nam. Phong trào thể thao điện tử Việt Nam những năm qua phát triển âm ỉ, đặc biệt các game như Liên Minh Huyền Thoại, Dota, FIFA hay Đế chế. Đế chế đã tồn tại rất lâu trong giới học đường, trở thành game phổ biến bậc nhất. Tuy nhiên, trò này chưa thể là môn thi tại ASIAD sắp tới.
Theo The Guardian