Nhiều đội CSGO bán chuyên bị tố bán độ vì… Valorant? - eSports

Giải đấu bán chuyên của CSGO đang gặp nhiều khó khăn bởi sự di dân sang Valorant và cải tổ, tạo ra nhiều nghi vấn các đội bán chuyên đang bán độ vì… nản.

Như chúng ta đã biết, Valorant với phong cách chơi một phần giống với CSGO đã khiến nhiều cao thủ của bộ môn này chuyển dịch sang game mới đón chờ cơ hội. Điều này đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến tinh thần của giới thi đấu CSGO, đối với giới bán chuyên lại càng áp lực khi mục tiêu phấn đấu lên chuyên nghiệp bị suy giảm theo đà rời đi của các cao thủ tạo ra tâm lý sợ “game chết”.

Nhiều đội CSGO bán chuyên bị tố bán độ vì… Valorant?

Câu chuyện được nhắc đến đã xảy ra tại giải đấu Mountain Dew League (MDL) mùa 34, một giải đấu CSGO cho các đội bán chuyên do hệ thống ESEA tổ chức. Đây được xem như sân chơi dành cho các tuyển thủ bán chuyên nghiệp phát triển tài năng và tìm kiếm con đường lên cấp chuyên nghiệp. Tuy vậy, những cải tổ gần đây của giải cùng với luồng di cư sang Valorant khi tựa game này đang dần tới ngày mở cửa đã khiến các đội bán chuyên cảm thấy lo lắng. Con đường lên chuyên nghiệp của họ hẹp và khó hơn bao giờ hết và từ đây nảy sinh nhiều nghi vấn tiêu cực.

Mới đây, Ryan Friend là ông chủ của kênh Rush B Media, một trên truyền thông của cộng đồng CSGO đã nói bóng gió trên kênh Twitter của mình ám chỉ những đội và tuyển thủ bán chuyên nên bỏ hành vi bán độ và thrown game (hành động chơi ẩu cho xong việc chứ không muốn đánh) bằng cách rút lui khỏi giải đấu.

Nhiều đội CSGO bán chuyên bị tố bán độ vì… Valorant?

“Gửi mấy nhóc đang chơi theo kiểu throw game ở giải MDL (đúng, thrown, chúng tôi biết bạn là ai), các đầu mối cá độ hoàn toàn có thể dò ra ai đang đặt cược lớn và có thể dò ra đó là bạn hay người thân trong gia đình bạn làm. Đây là cách làm rất dễ dẫn tới bị cấm thi đấu hoặc vào tù. Hãy chọn hoặc là rút lui hoặc là đối mặt với án phạt.” – Ryan viết.

Một số nhân vật khác trong giới CSGO bán chuyên cũng tỏ ra đồng tình với điều này. Tuyển thủ CSGO chuyên nghiệp Erik “fl0m” Flom (team Mythic) cũng nói rằng anh ta gần như tin chắc rằng có ít nhất 2 đội thi đấu ở MDL đang throw game.

Trước khi Ryan nêu quan điểm, đã có một số người bao gồm người theo dõi, các bet thủ và một số tuyển thủ cho rằng có rất nhiều dấu hiệu throw game trong các trận đấu. Các dấu hiệu bao gồm force-buy ở những thời gian không thích hợp hoặc mua toàn Negev thay vì súng theo chiến thuật rồi xông ra ngoài thí mạng.

Nhiều đội CSGO bán chuyên bị tố bán độ vì… Valorant?

Trong khi đó, theo trang DailyEsports tiết lộ một nguồn tin từ giải MDL cho thấy họ nhận thấy có nhiều hoạt động cá độ bất thường thời gian gần đây. Liên tục có những màn cược nhắm vào một số team nhất định. Có những lần cược lên tới hàng ngàn USD đặt cho những đội bị đánh giá yếu hơn trong trận đấu gặp một vài đội (bị nghi ngờ) nhất định và rồi sau đó đội yếu hơn giành chiến thắng.

Các hoạt động này hiện vẫn đang nằm trong tầm điều tra. Tuy nhiên có thể thấy việc xuất hiện hàng loạt biểu hiện đáng ngờ là một dấu hiệu cho thấy sự chán nản của một bộ phận đội thi đấu. Tuy vẫn còn nhiều người khẳng định họ vẫn theo đuổi ước mơ CSGO và không hề có ý định bỏ sang Valorant.

Nhiều đội CSGO bán chuyên bị tố bán độ vì… Valorant?

“Có rất nhiều đội đang cố tìm cách chơi giỏi hơn để tiến bộ và rồi có những đội được lên HLTV (kênh esports uy tín của cộng đồng CSGO) xong bắt đầu chơi troll, thật ghê tởm. Xin hãy sửa chữa điều này” – Jonji, tuyển thủ CSGO chuyên nghiệp đang chơi cho Chaos Esports Club viết trên Twitter. “Đây là vì các đội ở MDL, tôi thà cố gắng phấn đấu để chơi tốt hơn 5 người chuẩn bị nhảy sang Valorant phá hoại lề lối của chúng ta và làm mất tiền của người khác. Đó thực sự là điều ghê tởm.”

Từ các diễn biến trên có thể thấy khu vực bán chuyên của CSGO đang có dấu hiệu khá rối. Mặc dù việc bán độ cũng như lùm xùm liên quan đến cá cược của CSGO không phải chuyện mới. Valve từng phải mạnh tay buộc rất nhiều trang mua bán lậu cũng như cá cược lậu CSGO phải đóng cửa để bảo đảm sự trong sạch cho cộng đồng này.

Nhiều đội CSGO bán chuyên bị tố bán độ vì… Valorant?

Việc đổ lỗi cho Valorant cũng có vẻ khá cảm tính khi việc chuyển game khi có sản phẩm mới là điều khá phổ biến. Chúng ta hầu như chứng kiến nó hàng ngày từ việc Fortnite trỗi dậy, Apex Legends bùng lên rồi sự ra đời của Auto Chess hay Valorant. Luôn có một nhóm tuyển thủ sẽ chuyển hướng đi tìm chân trời mới, nếu chỉ vì điều đó mà cho rằng “game mới giết game cũ” cũng không hợp lý lắm. Điều này cũng có thể thấy qua cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng stream khi các streamer di cư giữa các nền tảng với các hợp đồng độc quyền. Suy cho cùng đó cũng chỉ là cạnh tranh thị trường mà thôi.

Mặt khác, việc mạo hiểm dịch chuyển cũng có một cái giá phải trả cho những người quyết định ra đi. Vì game mới nổi chưa chắc gì đã có sức sống dài lâu. Apex Legends và Auto Chess là 2 cái tên từng nổi đình nổi đám thu hút quan tâm cực lớn của cộng đồng giờ đang bị đánh giá là hụt hơi và cộng đồng đang lo ngại trở thành trào lưu “sớm nở tối tàn”.

Cả game thủ chuyên nghiệp lẫn các tổ chức eSports đều đang đặt cược lớn vào Valorant
Valorant công bố ngày phát hành, các game thủ chuyên nghiệp đã chờ sẵn hàng tháng trước
Dù Riot đã công bố hiện tại họ chưa có kế hoạch tổ chức eSports cho Valorant, các game thủ chuyên nghiệp và các tổ chức eSports đều đã sẵn sàng.

Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, không có lý do gì có thể biện minh cho việc gian lận kết quả trận đấu. Dù cho cộng đồng đang chán nản hay do hấp dẫn từ Valorant hay ti tỉ lý do nào khác, việc gian lận thi đấu sẽ phải đối mặt với án phạt. Đặt biệt nếu gian lận có thông đồng với các tổ chức cá cược sẽ là tội liên quan đến đánh bạc và từng có nhiều tuyển thủ phải đi tù vì phạm điều này. Một phút tham lam có thể đổi bằng cả tương lai đen tối.