Trước khi chương trình Facebook Gaming Creator xuất hiện, các Streamer Gaming tại Việt Nam thường sử dụng và xuất hiện trên các nền tảng như Youtube, Talktv hay Bigo… hay với nước ngoài là Twitch. Tuy nhiên với việc đa số nền tảng này không hỗ trợ nhiều Streamer hay nói chính xác hơn là hạn chế từ hệ sinh thái cộng đồng nên với đa số các bạn trẻ, Streamer là một nghề nghiệp tuy không mới nhưng khó tiếp cận và ít phổ biến. Sự xuất hiện của Facebook Gaming Creator Đầu năm 2018, Facebook chính thức công bố triển khai chương trình Facebook Gaming Creator. Với dân số trẻ (từ 12 - 35 tuổi) chiếm tới 70% và ít nhất hơn 50 triệu tài khoản Facebook, không khó hiểu khi Việt Nam được lựa chọn là một trong những quốc gia đầu tiên triển khai chương trình này. Giữa tháng 5, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên tham gia thị trường với đơn vị triển khai là OTA Network. Việc gia nhập của Facebook vào thị trường Streaming thật sự thổi vào một cơn bão vào ngọn lửa đang cháy âm ỉ của giới Gamer Việt Nam. Bắt đầu từ 6 streamer/creator đầu tiên, với sự đầu tư mạnh mẽ, chỉ sau 1 năm con số streamer/creator đã lên tới hàng trăm. Sự bùng nổ về số lượng tạo ra sự phong phú nội dung và người xem cũng có được cho mình nhiều sự lựa chọn hơn, đồng thời cũng tạo ra tính cạnh tranh lành mạnh giữa các streamer với nhau bằng việc bản thân họ phải chú trọng chất lượng nội dung của các buổi livestream bản thân nhằm thu hút người xem.
Nhưng chính vì cần đầu tư rất nhiều công sức và thời gian cho những buổi lên sóng, các streamer/creator gặp nhiều vấn đề xung quanh cũng như rất khó xác định ra một hướng đi chính xác về lâu dài cho mình. Chính trong tình cảnh đó, các công ty quản lý và đào tạo streamer hay còn gọi là Influencer Marketing (IM) Agency ra đời nhằm mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân Streamer/Creator phát huy được toàn bộ khả năng. Influencer Marketing: mảnh đất màu mỡ nhưng không đơn giản Từ 2018 tới nửa đầu năm 2019 cũng cho thấy sự nở rộ và phát triển vượt bậc của các IM Agency, có thể kể đến một loạt các công ty như Creatory, Box Studio, 20 Sections,... Nếu như Creatory với mô hình thần tượng “chuẩn Hàn” và hoạt động chính ở Youtube thì 2 đơn vị còn lại tập trung vào Facebook Gaming. Box Studio với tiền thân là Thách Đấu Studio, cách đây đúng một năm số lượng Creator/Streamer của Box Studio chỉ vỏn vẹn có 4 người và hầu hết đều hoạt động trên nền tảng streaming của Youtube, doanh thu vô cùng hạn chế, các Streamer hoạt động khá độc lập và mang thiên hướng tự phát. Giữa năm 2018, bằng khả năng đón đầu thị trường nhạy bén và đầy kinh nghiệm của khối lãnh đạo cũng như sự đầu tư mạnh mẽ từ Facebook mà cụ thể thông qua OTA Network vào Việt Nam,Thách Đấu Studio đổi tên thành Box Studio và ngay lập tức mở rộng nhanh chóng. Tính đến giữa tháng 8 năm nay, kỷ niệm 1 năm ngày thành lập, số lượng Streamer/Creator của họ đã lên tới con số hơn 70 người, chiếm gần ⅓ số lượng Streamer/Creator chuyên nghiệp hiện có và vẫn đang không ngừng mở rộng, doanh thu gia tăng nhanh chóng gấp hàng trăm lần và đang có xu hướng biến bản thân trở thành một công ty triệu đô. Dự đoán nửa cuối năm 2019, Box Studio sẽ không chỉ dừng chân ở mảng Streamer/Creator mà bản thân họ cũng đang tích cực đầu tư vào mảng eSport khi có liên tiếp các đội tuyển được thành lập trong thời gian gần đây và đạt được những thành tích vô cùng khả quan.
Nhìn từ cách Box Studio nói riêng tới các IM Agency nói chung, sự kết nối của các Streamer/Creator đối với Facebook Gaming thông qua các công ty này trở nên dễ dàng và cũng biến nghề nghiệp này trở thành một công việc chuyên nghiệp và quy chuẩn. Dưới sự quản lý và ước thúc của các IM Agency như Box Studio, Streamer/Creator dễ dàng tiếp cận với người xem bằng ít tài nguyên hơn, các sản phẩm của họ cũng được đầu tư kỹ lưỡng và đặc biệt tạo ra được tập người hâm mộ của riêng bản thân, để đến một thời điểm nào đó họ thực sự trở thành Influencer - những người có sức ảnh hưởng tới cộng đồng. Điều này là rất quan trọng đối với các Streamer/Creator và các IM Agency, khi mà họ sẽ được các thương hiệu sử dụng cho các chiến dịch Marketing của mình. Theo khảo sát từ Advertising Vietnam, tỷ lệ gắn kết các Influencer với người hâm mộ lên tới 8% so với chỉ 2% của các Celebrity truyền thống trong khi chi phí lại nhỏ hơn rất nhiều. Có thể lấy ví dụ cùng một chi phí có thể tạo tác dụng gấp chục lần khi sử dụng các Influencer so với các Celebrity. Quan trọng hơn, các Influencer còn tạo nên sự riêng biệt trong tập khách hàng khiến các nhãn hàng có thể tận dụng tối đa sự hiệu quả của chiến dịch. Các nhãn hàng cũng không còn các rào cản khi muốn làm việc với các Influencer khi thông qua IM Agency, họ sẽ có được đảm bảo sự chuyên nghiệp không khác gì những Celebrity, điều mà các Streamer/Creator riêng biệt rất ít người có thể làm được.
Tạm kết Nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường mới và nhiều thị phần như Influencer Marketing chính là chìa khóa giúp thương hiệu có thể tận dụng hiệu quả chiến dịch của mình. Facebook Gaming Creator không phải là nền tảng đầu tiên nhưng lại là nền tảng mấu chốt thúc đẩy sự bùng nổ của ngành nghề này, biến một nghề nghiệp bấp bênh và khó tiếp cận như Streamer thực sự trở thành một nghề nghiệp mới đáng chú ý, hấp dẫn và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho giới trẻ trong thời đại 4.0. Dự đoán ngành nghề này sẽ tiếp tục phát triển, thậm chí trở thành một ngành nghề vô cùng được ưa chuộng, đồng thời tạo ra một lĩnh vực kinh tế đầy tiềm năng v