Vào 2017, Adam Mackasek, phó quản lý ban sự kiện của Riot Games đã "triệu hồi" Rồng Ngàn Tuổi ở Bắc Kinh. Tại CKTG Liên Minh Huyền Thoại 2017, con rồng "ảo" đã được Mackasek và đồng nghiệp "tạo ra" trên màn hình ở sân vận động Tổ chim và nó gây bất ngờ lớn với người hâm mộ đang theo dõi trận đấu.
Ngăn cách giữa thực và ảo
Sân khấu CKTG 2019 siêu lung linh. Ảnh: ESPAT Media.
Tuy nhiên, Mackasek không tận hưởng được niềm vui đủ lâu. "Năm tới anh định làm thế nào để hoành tráng hơn lần này?", sếp của anh nói ngay sau khi sự kiện kết thúc.
"Đây là một câu hỏi khó cho tôi, tuy nhiên, nhóm đã nghiêm túc bàn luận để đưa ra đáp án hợp lý nhất. Cuối cùng, chúng tôi muốn nó không đơn thuần là "hoành tráng" hơn, vì như thế có thể sẽ làm mọi người thất vọng. Nhóm chúng tôi chỉ đang cố gắng làm điều tốt nhất có thể cho những năm sau", Mackasek chia sẻ.
"Sau sự kiện tại kiện Bắc Kinh 2017, mọi người liên tục hỏi về những gì Riot sẽ làm vào năm tới. Chúng tôi muốn đem đến cho người hâm mộ hơn cả sự kinh ngạc đơn thuần", Mackasek nói. Năm 2018, đội sự kiện đã đem AR Kpop lên sân khấu và điều này khiến fan rất phấn khích.
Năm nay, mọi thứ có phần tương tự với nhóm nhạc hiphop ảo, tuy nhiên, kỹ thuật lại tân tiến hơn. Buổi trình diễn được hoàn thiện với Hologram nhằm xoá bỏ ngăn cách giữa thế giới "thực" và vương quốc "ảo" trong Liên Minh Huyền Thoại.
Sự kiện ở Paris được thiết kế dựa trên kỹ thuật 3D Holonet do công ty Kaleida tạo ra. Về bản chất, đó là một tấm màn kim loại công nghệ cao có thể kéo dãn dưới màn hình trong suốt. Sau đó bạn sẽ phát hologram cũng như các hiệu ứng 3D khác. Công nghệ Holonet cho phép đội sự kiện sử dụng các hiệu ứng gần như bất khả thi với AR.
Hơn cả bất ngờ
Lưỡng Giới Đồng Quy của Ekko. Ảnh: Riot Games.
Ngay khi chuyển đổi giữa 2 bài hát, Lưỡng Giới Đồng Quy của Ekko đã xuất hiện làm nền cho các diễn viên lên/xuống sân khấu. Lúc True Damage biểu diễn, những ca sĩ "thực" và nhân vật tương ứng cho họ cùng xuất hiện trên sân khấu. Bằng cách phối hợp thông minh giữa vũ đạo và vài "ảo thuật", khán giả rất khó để phân biệt đâu là thực, đâu là ảo.
Người biểu diễn và ảnh 3D của họ liên tục tráo đổi vị trí với nhau một cách tưởng chừng như không thể. Để có thể làm được điều này, đội sự kiện và diễn viên đã chuẩn bị sẵn những cảnh đó trước sau đó chiếu lên màn Holonet lúc diễn xuất.
Chuẩn bị cho những sự kiện tầm cỡ thế này tốn rất nhiều thời gian. Mackasek cho biết đội ngũ sự kiện eSports của Riot Games đã phải làm việc cho màn mở đầu này suốt năm. Ngay từ đầu, họ không có gì nhiều để lên kế hoạch cả, không có nhạc mới cũng như nhân vật mới để thêm vào. Tuy nhiên, mọi người phải thiết kế khung sườn trước khi những chi tiết khó đó sẵn sàng.
"Những gì chúng tôi nghĩ ngay từ đầu là những thành phần được biết trước. Có phải ngoài trời không? Trời sáng hay trời tối? Kiểu kiểu vậy. Các chi tiết như vậy cho chúng tôi biết phải sử dụng những công nghệ nào, sau đó bắt đầu làm theo hướng đấy. Tương tự, chúng tôi không thường nhận được các ca khúc và hình ảnh vào tháng 1. Do đó, điều duy nhất đội ngũ có thể chuẩn bị trước là về cảm xúc mà người xem trải nghiệm suốt buổi diễn. Chúng tôi muốn họ cảm thấy cái gì theo thời gian? Cảm nghĩ của họ lúc kết thúc buổi diễn? Đó là những gì đội ngũ sẽ định ra trước và bắt đầu quá trình sáng tạo của mình. Chúng tôi muốn họ chảy nước dãi trước khi xem trận chung kết", Mackasek cho biết.
Chiếc hộp chứa cúp CKTG do Louis Vuitton thiết kế. Ảnh: Riot Games.
Quá trình này cần sự phối hợp giữa các nhóm với nhau. Trong đó gồm nhóm nhạc "thực" cùng với biên đạo múa của buỗi diễn, nhóm thiết kế tạo dựng hình ảnh nhân vật cả trong game và buổi lễ, cuối cùng là nhóm âm nhạc của Riot Games kết hợp những bài nhạc lại với nhau.
Ngoài ra còn có những nhân tố khác. Riot hợp tác với nhà thiết kế ánh sáng nổi tiếng - LeRoy Bennett, ông đã làm việc cùng rất nhiều người trên thế giới từ Paul McCartney đến Beyoncé. Thậm chí, Louis Vuitton giúp đỡ trong quá trình này. Họ đã thiết kế chiếc hộp đựng cúp CKTG và nó gồm 5 tấm LCD phản xạ mọi thứ trên sân khấu suốt buổi lễ. Chiếc hộp được đặt nổi bật ngay trung tâm sân khấu hầu như cả sự kiện.
Ngoài ra, còn một chi tiết nối liền giữa CKTG 2018 và năm nay. Trong MV Giants, Akali đã rời nhóm K/DA để tìm kiếm những đồng đội mới và đó là True Damage. "Những gì bạn xem chính là sự tiếp diễn của vũ trụ âm nhạc chúng tôi đang xây dựng", Toa Dunn, đội trưởng nhóm âm nhạc của Riot Games cho hay.
Đây rõ ràng là điều mà người hâm mộ Riot Games vô cùng hứng thú. MV "Pop/Stars" của K/DA đã có hơn 280 triệu lượt xem đến hiện tại, còn "Giants" của True Damage nhận được 5 triệu lượt xem ngay ngày đầu tiên ra mắt.
Nguồn cảm hứng bất tận
Đội ngũ của Riot đã chuẩn bị sẵn sàng để làm việc ở Thượng Hải vào 2020. Ảnh: Riot Games.
Với nhiều người hâm mộ, buổi lễ mở đầu của CKTG cũng tương tự với show diễn giữa trận của Super Bowl. Thậm chí kể cả họ không quan tâm về trận đấu giữa Funplus Phoenix với G2 Esports, họ vẫn sẽ xem buổi diễn. Thật ra, Super Bowl là một trong những nguồn cảm hứng to lớn của Riot Games. Mackasek cho biết, mỗi khi có sự kiện lớn như Super Bowl hay các buổi lẽ trao giải, đội sự kiện của Riot đều tổ chức một buổi xem chung để phân tích mọi chi tiết nhằm tìm kiếm những ý tưởng mới. Qua nhiều năm, họ tham gia rất nhiều concert và liên tục chia sẻ với nhau những đoạn clip quay lại biểu diễn.
"Chúng tôi không chỉ cùng nhau đi chơi, ăn bắp rang bơ. Đấy là đi làm việc. Chúng tôi xem và phân tích mọi thứ. Đội ngũ nói về những buổi diễn và suy nghĩ suốt 365 ngày", Mackasek cho biết.
Thật ra, cuộc thảo luận về sự kiện kéo dài không chỉ một năm. Khi được hỏi trước về buổi lễ ở Paris, Mackasek đã chuẩn bị sẵn sàng cho giải đấu tại Thượng Hải vào CKTG 2020. Chi tiết về âm nhạc cũng như hình ảnh vẫn chưa rõ ràng, những điều đó không làm chậm tiến độ của đội ngũ. "Chúng tôi đang bàn về sự kiện năm sau ở Trung Quốc", anh nói.