Một trong những con gà đẻ trứng vàng vô cùng nổi tiếng của Valve chính là CS:GO - tựa game bắn súng có lượng người chơi đông nhất hành tinh suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, cũng như nhiều MMOFPS khác thì trò chơi này phải đối mặt với nạn hack khủng khiếp!
Là tựa game thứ 10 sử dụng engine Source và cũng là thứ 3 trong series CS, các hacker đã quá quen thuộc với việc đục khoét trò chơi này, xâm nhập sâu vào cơ chế vận hành để tạo ra các phần mềm hack: aimbot, nhìn xuyên tường... vô cùng chuẩn xác. Mặc dù đội ngũ chăm sóc CS:GO đã cố gắng rất nhiều trong việc vá các lỗ hổng này nhưng dường như là chẳng thể nào mà xuể được!
Tuy nhiên, để duy trì vị thế đứng đầu của mình cũng như đảm bảo một môi trường eSport chuyên nghiệp, CS:GO coi việc chống lại các phần mềm hack nói chung cũng như các kẻ sử dụng hack trên server là vô cùng quan trọng và đáng giá. Có thể thấy rằng VAC (Valve Anti Cheat) đã khoá nick tới hàng nhiều ngàn kẻ chơi xấu trên server và họ cũng cố gắng xoá sổ chúng càng sạch càng tốt.
Để giải thích thêm về việc này, lập trình viên John McDonald đã chia sẻ tại Game Developers Conference (buổi thảo luận giữa các nhà lập trình game) về thuật toán đào sâu của CS:GO nhằm chống lại nạn hack, cheat. Bản thân Valve cùng với nhiều đơn vị phát triển khác đang làm việc cật lực để hoàn thiện phương thức này, nhằm tăng hiệu quả của chúng trong mọi game phát hành trên nền tảng Steam.
Hack lan tràn trong CS:GO nhiều năm qua.
Với nhiều vấn đề gặp phải thì Valve đã phát triển lên một dự án mang tên VACnet nhằm tìm hiểu phương thức, hành vi của hacker để đưa ra các nhận định chính xác nhất, với mục đích cuối cùng là khoá chúng khỏi hệ thống. Phải tốn tới nhiều năm trời thì nó mới vận hành trơn tru và đi vào hoạt động trong nhiều game.
Hiện tại bên cạnh gà nhà CS:GO thì VACnet còn vận hành trên cả Overwatch nữa. Các đoạn replay của game thủ bị report bởi cộng đồng sẽ được phân tích trên hệ thống một cách kỹ càng.
Về cơ bản thì VAC là một hệ thống dò phần mềm thứ 3 chạy trên hệ thống client đang can thiệp vào game rồi đưa ra lệnh ban. Còn VACnet hoạt động khác hẳn, là một dự án mới hoàn toàn với nhiệm vụ chính là phân tích hành vi của game thủ, học xem như thế nào là kẻ đang dùng cheat, sau đó đánh dấu rồi ban kẻ chơi xấu dựa trên tình huống in-game.
Thực tế thì VACnet không thể vận hành dựa trên một tình huống duy nhất, trung bình thì phải có tuần suất tới 140 lần thì họ mới kết luận được!
Theo thử nghiệm trong CS:GO và Overwatch thì khi VACnet hoạt động đem tới một kết quả tương đối mỹ mãn. Rất nhiều trường hợp bị report đều thực sự dùng hack, chỉ một số ít là bị oan mà thôi.
Khi đem VACnet vào thực sự hoạt động hàng ngày, server phải vô cùng lớn để load dữ liệu của hàng triệu game thủ khắp thế giới đang chơi CS:GO, thậm chí chúng còn tăng lên với tốc độ khá nhanh. Hiện tại đang có khoảng 600.000 trận chiến 5vs5 đang diễn ra trong game, cơ bản là bạn cần khoảng 1700 bộ vi xử lý hoạt động liên tục hàng ngày mới xử lý được nhiệm vụ.
Chính vì vậy mà Valve đã mua tới 1700 bộ vi xử lý để hoạt động, cùng với đó thì 1700 bộ khác cũng đang được triển khai. Theo dự tính thì VACnet còn được triển khai trên nhiều tựa game khác nữa chứ không gói gọn ở CS:GO.
Trong tương lai, hệ thống sẽ được hoàn thiện thêm nữa và có thể còn nâng cấp nhiều nhiều, Valve hiện tại đã chi tới hàng triệu USD cho các máy chủ chống hack, hi vọng là nó sẽ có tác dụng hoàn hảo. Có thể là PUBG cũng được thơm lây?
Theo PCGamer.