Cuộc chiến giữa PES và FIFA, 2 tựa game bóng đá kỳ phùng địch thủ luôn là đề tài nóng hổi đối với mọi người chơi trên thế giới. Game thủ của bên nào cũng muốn bảo vệ tựa game của mình là hay nhất, là xuất sắc nhất và luôn tìm ra một cái gì đó để “dìm hàng” đối thủ của mình. Song, nếu như FIFA thành công ở nhiều nước trên thế giới thì tại Việt Nam, PES vẫn luôn chiếm ưu thế. Tại sao? Hãy cùng Gamehub đi tìm một vài nguyên nhân nhé.
1. Bản quyềnFIFA luôn là tựa game được bảo vệ bản quyền thuộc dạng bậc nhất trên thế giới. Việc bẻ khóa tựa game này dường như là rất khó khăn, thậm chí là không thể. Cho tới thời điểm này thì phiên bản FIFA 16 mới có thể Bypass chứ chưa thể Crack hoàn toàn thì đừng nói đến chuyện bẻ khóa FIFA 17. Bởi lẽ, FIFA cùng hệ thong FIFA Ultimate Team như “con gà đẻ trứng vàng” của EA, vậy nên họ tìm cách bảo mật tựa game này một cách tối đa cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Đối với PES, phiên bản nào của Konami cũng được crack một cách dễ dàng và nhanh chóng, thậm chí game vừa ra mắt hôm trước thì hôm sau đã có thể bẻ khóa gần như ngay lập tức. Kể cả với sản phẩm PES 17, vốn được hy vọng bảo mật bằng Denuvo cũng trở nên vô hiệu chỉ sau một vài tháng. Do vậy, PES dễ dàng luồn sâu vào trong mọi ngóc ngách tại Việt Nam một cách đơn giản, hơn rất nhiều khi so sánh với FIFA. 2. Cấu hình FIFA luôn yêu cầu cấu hình trải nghiệm nặng nề hơn PES rất nhiều. Một chiếc máy tính (Desktop hoặc Laptop) kể cả chơi PES với cấu hình tối đa cũng chưa chắc có thể trải nghiệm FIFA một cách mượt mà dù để cấu hình ở mức thấp nhất. Do vậy, để chơi được FIFA, người chơi cần phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để đầu tư lại máy tính của mình, đồng thời phải bỏ ra một mức chi phí để mua game bản quyền. Nhưng so với mặt bằng chung game thủ tại Việt Nam thì cấu hình máy tính tầm trung vẫn là phổ biến, vì vậy họ sẵn sàng chơi PES với chi phí bỏ ra nhỏ hơn còn hơn là việc đầu tư lại từ đầu để có thể trải nghiệm tựa game tới từ EA. Nhưng tại sao FIFA lại yêu cầu một cấu hình cao hơn đến như vậy, hãy đọc tiếp những phần dưới đây để nắm rõ nguyên nhân vì sao nhé!
3. Việc phân biệt nền tảng PC và ConsoleTừ FIFA 11 đổ về trước, EA sử dụng hướng đi hoàn toàn giống với PES từ phiên bản 15 trở về đây. Có nghĩa là họ đầu tư cực lớn cho nền tảng Console với đồ họa Next-gen, còn PC phải chấp nhận chơi với đồ họa Last-gen chứ không thể tận hưởng sự hoàn mỹ và sống động của công nghệ đồ họa mới. Tuy nhiên, tại thời điểm FIFA đồng bộ đồ họa hoàn toàn ở phiên bản Console thì yêu cầu cấu hình của EA đưa ra là quá cao để có thể tận hưởng được toàn bộ vẻ đẹp tựa game của họ. Trong khi đó, PES với ưu thế về sự nhẹ nhàng với yêu cầu cấu hình thấp mà sự cách biệt đồ họa từ phiên bản 15 trở về trước là không lớn nên luôn là sự lựa chọn tối ưu của người chơi. Trong khi đó, từ phiên bản PES 6 tới PES 14 thì Konami luôn cho thấy sự tương đương trong đồ họa trên hai nền tảng PC và Console. Dù nhẹ nhàng nhưng với nhu cầu của game thủ Việt, điều đó hoàn toàn chấp nhận được. Mọi thứ đều tương đồng và hoàn hảo, dù đó là Console hay PC. Còn FIFA từ 08 tới phiên bản FIFA 10 đã cho thấy sự phân biệt đối xử rõ ràng giữa game thủ của hai nền tảng. EA chăm sóc tuyệt đối đứa con của mình trên hệ máy mới mà bỏ quên một lượng khách hàng lớn trên PC Thêm vào đó, tại thời điểm đó, số lượng người chơi tại Việt Nam sở hữu một cỗ máy Console là không lớn. Nên nhớ rằng, những cỗ máy Console khi ra mắt tại Việt Nam như PS3, Xbox 360 cho đến PS4 và Xbox One đều có mức giá không hề rẻ để có thể tiếp cận được người chơi tại Việt Nam.Do vậy, Konami đã có một bước đi khôn ngoan trong việc lựa chọn phân khúc khách hàng bình dân và phổ thông . Nhưng đó lại là một tính toán sai lầm của nhà phát hành Nhật Bản tại thời điểm này. Vì sao lại như vậy? "Còn nữa"