Mới đây, chiến thắng mà các tuyển thủ eSport Trung Quốc giành được tại Á Vận Hội Asiad 2018 vừa qua được tổ chức tại Indonesia khiến nhiều người tại đất nước tỷ dân này có cái nhìn mới về cộng đồng game thủ.
Định nghĩa Gamer trong họ dã không còn dừng lại ở “một đám thanh niên trẻ tuổi nghiện lên mạng chơi điện tử”, mà đó đã trở thành một công việc, một bộ môn thể thao có thể đem lại vinh quang cho đất nước. Từ hai năm trước, có nhiều trường đại học ở Trung Quốc đã mở ra khoa đào tạo game thủ chuyên nghiệp, và nó đã nhanh chóng trở thành một trong những ngành mới rất được các sinh viên yêu thích. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thực trạng "học hành" của sinh viên tại những ngôi trường này nhé.
Tình trạng học lệch môn, trốn học diễn ra như "cơm bữa"
Được biết, một chương trình đào tạo game thủ chuyên nghiệp ở một trường tại Giang Tây có rất nhiều "môn học" đa dạng như League of Legend (LOL), Hearthstone: Heroes of Warcraft, Overwatch,... Nhưng vì đại đa số người đều thích LOL, nên xuất hiện tình trạng học lệch nghiêm trọng. Sinh viên chỉ quan tâm tới những môn mình thích, còn những môn khác đều không hứng thú và trốn học rất nhiều.
Sinh viên chăm học "ngồi lì" trên máy tính 11 tiếng/ ngày là bình thường
Và tất nhiên, đối với những môn mình yêu thích, sinh viên thường rất nỗ lực và chuyên tâm "học hành". Khi không chơi game, họ sẽ xem lại các video thi đấu, cùng nhau nghiên cứu và phân tích chiến thuật.
Thời gian họ ngồi trước máy tính 11 tiếng/ ngày là chuyện bình thường.
Những điểm tiêu cực "không ai ngờ tới" của việc giảng dạy eSports
Việc nhiều trường đại học mở khoa chuyên nghành đào tạo game thủ đang diễn ra ngày một phổ biến. Nhưng kéo theo đó cũng là nhiều điều bất cập.
Đầu tiên có thể kể đến là xuất hiện những cơ sở bất chính nhằm trục lợi từ sinh viên game thủ. Nhiều nơi thu mức học phí quá cao (17 nghìn RMB 1 năm, tương đương với gần 60 triệu đồng).
Không những thế, có trường hợp giáo viên "dạy học" tự xưng mình là huấn luyện viên của một đội tuyển eSports chuyên nghiệp nhưng thực tế chỉ là đội viên dự bị đã bị khai trừ.
Kết luận
Việc đưa Game vào giảng dạy trong trường học là một bước đi mới, đầy tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong bối cảnh eSports đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, hy vọng rằng trong tương lai, những thực trạng đáng tiếc này sẽ dần được đẩy lủi, nhường chỗ cho những thành công đáng tự hào của thể thao điện tử.
Theo games.sina