1. Xếp hạng người chơi theo bậc xếp hạng
Đây là một hệ thống xếp hạng khá phổ biến và được sử dụng trong khá nhiều tựa game eSports khác như Liên Minh Huyền Thoại, Hearth Stone, Over Watch v.v Điểm tối ưu của hệ thống này là giúp người chơi trải nghiệm tựa game tốt hơn khi mà hệ thống sẽ xếp những người chơi trong trận có hạng tương đương nhau.
Một điều khá là bất cập của hệ thống MMR cũ của DOTA 2 đó là tình trạng bạn sẽ gặp phải một người chơi trong trận có trình đô hơn bạn quá nhiều, ví dụ như bạn 4k vẫn có thể gặp người chơi 6k. Khi đó trận đấu sẽ cực kì nhàm chán khi mà một bên bị rape không thương tiếc còn một bên chả làm gì cũng thắng khi mà người chơi kia đã làm hết rồi.
Phải tới mùa thứ 8, IceFrog mới áp dụng hệ thống xếp hạng tiên tiến này vào DOTA 2.
2. Lối chơi Carry sát thương phép
“AP Carry” là điều đã quá quen thuộc với người chơi LMHT chỉ một lớp nhân vật gây rất nhiều sát thương phép xuyên suốt cả trận đấu, ấy vậy mà DOTA 2 chưa bao giờ tồn tại một dạng hero như vậy cả. Đã từng có một thời điểm, DOTA 2 là trò chơi xem bên nào là bên có Carry mạnh hơn, farm nhanh hơn.
Một điều cực kì dễ hiểu đó là những Carry sát thương phép như Lina, Queen of Pain chỉ thực sự có ảnh hưởng lên trận đấu trong khoảng từ phút thứ 10 tới phút 25 mà thôi, sau đó những Carry sẽ trang bị cho mình những chiếc Black King Bar hay những item tăng stats khiến cho lượng sát thương phép cực kì hạn chế.
BKB và item không quá đắt nhưng vô cùng hiệu quả.
Nhận thấy sự bó hẹp trong chiến thuật, IceFrog quyết định tăng sức mạnh cho Blood Stone, coreitem của những Carry phép thuật, và cho ra mắt Octarine Core cùng khả năng giảm thời gian hồi chiêu và hút máu phép cũng như Aether Lens cho khả năng tăng sát thương phép và tăng tầm cast skill, chỉ số Intel tăng sát thương phép, đặc biệt là điều chỉnh rất nhiều skill có thể xuyên được BKB.
Điều này đã mở ra lối chơi Carry phép thuật, một lối chơi mới hiệu quả chứ sức mạnh về late không chỉ phụ thuộc và những Carry siêu nhân thường thấy nữa.
Linh hồn bão tố luôn là biểu tượng của những Carry phép thuật trong DOTA 2.
3. Lớp nhân vật Sát thủ vật lý
Nếu như ở LMHT, những Zed, Talon, Kha’zix, Rengar từ lâu tạo thành một dạng tướng sát thủ vật lý thì ở DOTA 2 điều này không tồn tại khi mà rất ít những hero gây sát thương vật lí từ kĩ năng, có chăng lại là Tanker như Bristle Back mà thôi.
Tuy nhiên IceFrog đang manh nha đưa lớp nhân vật Sát thủ vật lý vào DOTA 2 khi mà anh đã chỉnh sửa Phantom Assasin thành một dạng hero gây sát thương cực lớn bằng kĩ năng hay mới đây nhất là Monkey King với những cú Boundless Strike đau điếng cùng khả năng bay nhảy đặc trưng của những Sát thủ.
Phantom Assasin được IceFrog chỉnh sửa rất nhiều để thành một sát thủ đúng nghĩa.
4. Hệ thống Talent Tree
Talent Tree là hệ thống của Blizzard sử dụng cho tựa game Heroes of the Storm và lần đầu ra mắt tại DOTA 2 phiên bản 7.00 và nó đã ngay lập tức tạo ra một cơn sốt trong game khi những hero giờ đây đều có những nhánh Talent cực kì mạnh và bá đạo.
Những điểm Talent này không chỉ tăng sức mạnh đơn thuần cho hero như tăng damage, máu, mana, tăng chỉ số mà nó còn thay đổi là một lối chơi của hero, điển hình là Ember Spirit từ một hero gánh kèo với những chiếc Rapier thành một “Pháp sư” đúng nghĩa khi gây rất nhiều sát thương phép.
Ember là hero chịu ảnh hưởng mạnh nhất của hệ thống Talent Tree.
Điều này đã mở ra rất nhiều lối đi mới, lối chơi mới hay những cách tiếp cận trận đấu mới chứ không bó hẹp một lối chơi cho riêng từng Hero nữa.