Không quên nhắc lại rằng các trò chơi bạo lực có thể “vi phạm các giá trị Olympic”. Trong đó có cả các trò chơi như Counter-Strike: Global Offensive hay LMHT – League of Legends, IOC nói rằng esports sẽ yêu cầu Esports phải thành lập ra một cơ quan chính thức, có phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới trước khi nó có thể tính đến các bước tiếp theo. Để dễ hình dung, bạn có thể ví von nó giống như Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) trong bộ môn bóng đá, hoặc Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (IAAF) chẳng hạn.
Đây rõ ràng là một yêu cầu vô cùng khó khăn và đòi hỏi không ít công sức. Vì E-sports được hình thành từ các trò chơi thuộc sở hữu của các công ty tư nhân. Đơn cử như EA và Konami sở hữu toàn quyền đối với hai trò chơi bóng đá phổ biến nhất: FIFA và Pro Evolution Soccer, hay Valve sở hữu CS: GO, và Riot Games sở hữu LMHT – League of Legends. Thông báo của IOC gợi ý rằng bất kỳ trò chơi nào trong số này, nếu muốn được đưa vào Thế vận hội, các công ty chủ quản sẽ phải đồng ý tham gia vào một cơ quan trung ương.
Với yêu cầu này từ phía Ủy ban Olympic, nhiều khả năng là còn rất lâu nữa chúng ta mới được thấy các trò chơi yêu thích xuất hiện trên sân khấu Thế vận hội.
Theo PCGamesN