Vượt qua bóng đá, Esports trở thành môn thể thao hứa hẹn nhất cho các nhà đầu tư với tỉ lệ tăng trưởng thần tốc

Cuối tuần qua, PwC (PricewaterhouseCoopers) đã công bố báo cáo thường niên năm 2018 của ngành công nghiệp thể thao.


Vượt qua bóng đá, Esports trở thành môn thể thao hứa hẹn nhất cho các nhà đầu tư với tỉ lệ tăng trưởng thần tốc - Ảnh 1.

Esports đang có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất trong ngành thể thao

Đối với lĩnh vực Thể Thao Điện Tử, đa phần các nhà lãnh đạo ngành thể thao trên toàn thế giới đều đồng ý rằng các môn TTĐT sẽ là những dự án đầu tư hứa hẹn nhất trong vòng ba đến năm năm tới nhờ tỉ lệ tăng trưởng số một hiện tại. Bóng đá từ đầu năm 2017 đã tụt xuống vị trí thứ hai.

Vượt qua bóng đá, Esports trở thành môn thể thao hứa hẹn nhất cho các nhà đầu tư với tỉ lệ tăng trưởng thần tốc - Ảnh 2.

Tổng doanh thu dự kiến của Thể Thao Điện Tử năm 2018 sẽ đạt 804.9 triệu USD, tăng 30% so với năm 2017. Doanh thu từ các quyền truyền thông cũng sẽ tăng tới gần 50% trong năm nay. Thu nhập đến từ các nhà tài trợ có tỷ trọng doanh thu lớn nhất cũng sẽ tăng 24,8%.

PwC cũng dự đoán rằng đến năm 2022, tổng doanh thu Esports toàn cầu sẽ đạt tới 1,58 tỷ USD.

Vượt qua bóng đá, Esports trở thành môn thể thao hứa hẹn nhất cho các nhà đầu tư với tỉ lệ tăng trưởng thần tốc - Ảnh 3.

Các nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp thể thao khi được khảo sát cũng cho rằng thể thao truyền thống có nhiều điểm cần học hỏi từ TTĐT, đặc biệt là ở sự tham gia và tương tác của người hâm mộ cùng cộng đồng.

Trả lời câu hỏi liệu họ có sẵn sàng tham gia vào TTĐT hay không, 70,5% số nhà lãnh đạo đưa ra đáp án là có; 17,9% cho rằng còn quá sớm và chỉ có 4,5% thể hiện sự phản đối rõ ràng.

Vượt qua bóng đá, Esports trở thành môn thể thao hứa hẹn nhất cho các nhà đầu tư với tỉ lệ tăng trưởng thần tốc - Ảnh 4.

Khi được hỏi thêm về việc cân nhắc chiến lược để tham gia vào TTĐT:

- 74% có xu hướng mua hoặc làm việc với các đội hiện có hơn là bắt đâfu từ đầu.

- 84% có xu hướng mở rộng thương hiệu ban đầu của họ sang TTĐT thay vì tạo ra một thương hiệu mới.

- 83% có xu hướng nhắm mục tiêu vào những người hâm mộ mới hơn là người hâm mộ truyền thống.

Nhìn chung, người tham gia khảo sát ở các khu vực Bắc Mỹ và Châu Á tích cực hơn khi nghĩ về sự phát triển của TTĐT, các nhà lãnh đạo ở Châu Âu thì tỏ ra thận trọng hơn.

Báo cáo của PwC kết luận: "Sự phát triển không ngừng của TTĐT đã đem lại những thách thức mang tính chiến lược cho các đội thể thao truyền thống. Nhiều giám đốc điều hành đang tranh luận về những hướng đi sắp tới … Khi TTĐT trưởng thành và phát triển, họ không có cách nào để bỏ qua nó, hiện giờ đang là khoảng thời gian họ xem xét làm thế nào để tham gia."