Cộng đồng Cast/Stream Dota 2 thế giới bức xúc khi bị ban đồng loại do vi phạm bản quyền

Thời điểm mở màn của giải đấu Starladder i-League Invitational vừa qua đã đánh dấu một trong những ngày “kinh hoàng” của cộng đồng casting/streaming DOTA2 thế giới, với việc hàng loạt các kênh cast đã bị Twitch ban thẳng tay vì lý do vi phạm bản quyền, thậm chí không có lấy một lời cảnh báo.

Một trong số các kênh đáng chú ý như Banana Slam Jamma, ShokzTv, Frogged TV, hay thậm chí cả AdmiralBulldog (cựu thành viên team Alliance), bên cạnh một loạt các kênh Nga, Đức… và tất nhiên là có cả 23 Creative VN đến từ Việt Nam, cũng đã bị ban và phải tạm dừng tường thuật.

DOTA 2 Cộng đồng Cast/Stream Dota 2 thế giới bức xúc khi bị ban đồng loại do vi phạm bản quyền 1

DOTA 2 Cộng đồng Cast/Stream Dota 2 thế giới bức xúc khi bị ban đồng loại do vi phạm bản quyền 2

DOTA 2 Cộng đồng Cast/Stream Dota 2 thế giới bức xúc khi bị ban đồng loại do vi phạm bản quyền 3

Tất cả các kênh trên đều dính DMCA ban, có nghĩa là quyết định ban được đưa ra trực tiếp bởi ban tổ chức Starladder, và thi hành bởi Twitch. Lý lẽ được đưa ra ở đây là: Starladder có toàn quyền với giải đấu của họ, và Twitch thì có toàn quyền với platform của mình. Vì thế, họ có quyền ban bất kỳ ai khiến họ cảm thấy không phù hợp.

DOTA 2 Cộng đồng Cast/Stream Dota 2 thế giới bức xúc khi bị ban đồng loại do vi phạm bản quyền 4

Tuy nhiên, có một điều rất kỳ quặc là tuy Starladder và Twitch đang ra tay “tàn sát” các kênh vì lý do nêu trên, thì các trận đấu của Starladder i-League Invitational vẫn có thể… xem được thoải mái thông qua hệ thống DotaTV in-game, không vé, không private lobby. Nội dung trên DotaTV thì luôn miễn phí, Valve rất nhiều lần khẳng định như th và hàng loạt các kênh cast tin vào điều này, nên họ đơn giản chỉ là cast trên chính nội dung in-game đó, không hề restream, thì lại bị tính là vi phạm bản quyền.

Điều này đã dẫn đến những bức xúc cho cộng đồng stream/cast của Dota 2, mà như chia sẻ của nhóm 23 Creative VN là:

Câu chuyện về cuối vẫn là: cùng một nội dung nhưng được quản lý bởi hai cơ chế, và cơ chế nào phạt thì là việc của cơ chế đó. Điều này đúng về mặt pháp lý nhưng rốt cuộc nó giúp được gì cho cộng đồng DOTA2? Khi các cơ chế quản lý bị chồng chéo và ít tương tác với nhau như thế?

Trong khi câu chuyện ấy cứ thế diễn ra, những nhân vật chính là Valve, Twitch cùng đơn vị tổ chức có vẻ chẳng muốn tìm ra tiếng nói chung, đặc biệt là Valve chưa hề lên tiếng gì, thì những nhân vật phụ, những “diễn viên quần chúng” là các kênh casting/streaming nhỏ lẻ, phục vụ những cộng đồng giới hạn và không hề mạnh (như FroggedTV của DOTA2 tiếng Pháp, hay 23 Creative với Tiếng Việt) đã là những kẻ phải hy sinh đầu tiên.

Một mùa giải mới, quy chế mới đem đến nhiều hy vọng, nhưng đã khởi đầu như thế, và ai dám chắc, tình trạng tương tự sẽ không diễn ra trong hàng chục giải Majors cùng Minors tiếp theo.

May mắn thay, sau khi khiến cộng đồng sục sôi vì lý do không đáng có, Valve đã có chính thức lên tiếng giải thích trên blog như sau:

“Gần đây, khi chúng ta đang trong thời điểm bước vào một loạt các giải đấu lớn, thì đã có rất nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh việc cấp phép chiếu phát các trận đấu chuyên nghiệp của Dota 2. Mặc dù chúng tôi rất muốn đơn giản hóa các vấn đề như này, nhưng thường vẫn phải tốn rất nhiều nỗ lực để đạt được kết quả hợp tình hợp lý cho toàn bộ cộng đồng.

Mỗi khi chúng tôi có bất kỳ thay đổi nào đối với bất kỳ sản phẩm nào, chúng tôi bắt đầu với một câu hỏi đặt ra là: “Điều gì tốt nhất cho khách hàng?”. Điều này có nghĩa là tất cả khách hàng, bao gồm không chỉ những khán giả quan tâm đến hệ thống giải chuyên nghiệp, mà còn cả những người theo đuổi sự nghiệp streamers, những nhà tổ chức giải và cả những nhà tài trợ. Nói chung, chúng tôi không cố can thiệp quá sâu vào các cộng đồng game của mình – vốn rất sôi động – chủ yếu bởi vì chúng tôi không muốn rập khuôn sức sáng tạo của game thủ, những người vốn đưa ra rất nhiều ý tưởng hay ho mà thậm chí chúng tôi chưa hề nghĩ tới.

Cộng đồng đã tự xây dựng được nhiều điều có lợi cho chính họ – các trang web như Dotabuff, Steam Workshop, các studio độc lập, các trang web như DatDota, streamers với các cộng đồng fan độc đáo – và do đó, chúng tôi nghĩ rằng cộng đồng xứng đáng nhận được những quyền lợi mà họ đáng được hưởng.

Nói rộng ra, chúng tôi thấy có hai nhóm người hâm mộ. Một số chọn theo dõi môi trường chuyên nghiệp với các team, player, caster, cùng giải đấu yêu thích – và muốn tận hưởng đầy đủ mọi nội dung trực tiếp từ các nhà tổ chức giải đấu đang sản xuất sự kiện. Những người khác lại chỉ quan tâm tới những cá nhân cụ thể (những caster/streamer/player nổi tiếng), và họ muốn xem những người này chơi game, bình luận về game và cast game, từ mọi hạng đấu chuyên nghiệp, nghiệp dư và cả pub. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng có thể làm hài lòng hai nhóm khách hàng.

Và bây giờ, để kết thúc câu chuyện này, chúng tôi tin rằng ngoài các kênh chính thức, với chất lượng sản xuất chỉnh chu từ chính nhà tổ chức giải đấu, thì BẤT KỲ AI cũng có thể phát sóng trận đấu từ DotaTV cho khán giả của mình. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không cho rằng họ nên thương mại hóa việc stream này hoặc trực tiếp cạnh tranh với kênh chính của nhà tổ chức giải đấu. Nói cách khác, khi stream từ DotaTV, các bạn sẽ không được sử dụng các layout quảng cáo, logo thương hiệu hay các hoạt động quảng bá tài trợ. Tương tự, không sử dụng bất kỳ nội dung nào của kênh stream chính thức như âm thanh của caster, video clips, layout, và các nội dung trung gian, v.v … Một điều cuối cùng, các studio độc lập kể cả khi chấp hành các điều trên, cũng không được phép sử dụng các nội dung của nhau khi chưa được phép của đối phương.

Tóm lại, mọi người nên chơi đẹp (nv: play nice) với nhau, và chúng tôi nghĩ rằng những lằn ranh sẽ trở nên rõ ràng.”

Vắn tắt lại: Valve vẫn cho phép bạn cast/stream các giải đấu Dota 2 do bên thứ 3 tổ chức. Nhưng bù lại, bạn phải tắt tất cả các quảng cáo hay không được sử dụng bất kỳ hình thức PR thương mại sản phẩm nào.

Một lần nữa, cộng đồng Dota 2 lại “dậy sóng” vì thiếu đi tính liên kết và không tìm được tiếng nói chung trong nội bộ. Thiết nghĩ để cạnh tranh được với những đối thủ cạnh tranh khác, thì những lùm xùm như thế này không nên xảy ra.