Từ trước tới nay, game hay gần đây được biết tới nhiều hơn với thuật ngữ eSports (thể thao điện tử) vốn được coi là thứ hoàn toàn đối lập với giáo dục truyền thống. Vì theo như suy nghĩ của nhiều người, chơi game chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc học và ngược lại, nếu bạn đã học thì không nên chơi game. Minh chứng cho việc này cũng khá dễ lấy, khi bên cạnh những hệ lụy tiêu cực từ các hành vi như nghiện game, ảo game mang tới cho xã hội, ngay cả những tấm gương game thủ thành công cũng thường phải bỏ dở việc học từ khá sớm. Và hiếm người tìm được một game thủ chuyên nghiệp nào sở hữu cho mình tấm bằng đại học.
Mang eSports vào các cơ sở giáo dục là thí nghiệm mới nhất chứng minh độ hữu hiệu của game
Thế nhưng, một thử nghiệm đưa eSports vào giảng dạy tại một trường trung học ở Mỹ mới đây đã cho kết quả hoàn toàn ngược lại, nếu không muối nói là tích cực tới mức khó tin. Cụ thể, Microsoft và High School eSports League (HESL) - một tổ chức chơi game chuyên nghiệp đã có màn cộng tác trong thời gian gần đây bằng việc thiết kế một chương trình giảng dạy đặc biệt dành cho các học sinh trong lứa tuổi phổ thông trung học. Đã qua rồi cái thời những giáo án dày cộp, những quyển sách giáo khoa khô khan, giờ đây, các giảng viên sẽ truyền thụ kiến thức cho học sinh thông qua các bộ môn eSports. Nghe vô lý, nhưng đó lại là câu chuyện thực đấy.
Toàn bộ bài giảng và giáo trình sẽ được chia sẻ và giúp các học viên dễ dàng trong việc truy cập trên website của HSEL. Và trên thực tế, mục đích của việc ứng dụng eSports vào trong dạy học cũng là để khơi gợi ứng thú học tập, cũng như cải thiện điểm trung bình của các học sinh như Microsoft và HESL đề ra.
Tại đây, các học sinh được truyền dạy kiến thức thông qua eSports
Chương trình đã được thí điểm lần đầu tại một trường trung học ở Kansas, Mỹ dưới sự chủ trì của tiến sĩ Kristy Custer cũng như giảng viên kinh nghiệm Michael Russel. Cụ thể, nội dung của các tiết học sẽ tập trung vào các vấn đề như hành vi xã hội, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng như tư duy phát triển.
Điều đáng nói ở đây là sau một thời gian thử nghiệm, kết quả thu về là cực kỳ ấn tượng. Theo thống kê, điểm tổng kết GPA của 95% học sinh tham gia khóa học đã tăng lên cực mạnh, với mức trung bình ở 1.4 - con số đáng mơ ước với bất kỳ trường trung học nào.
Kết quả thu về là cực kỳ mỹ mãn
Tiến sĩ Custer có vẻ như không quá vui mừng trước kết quả này khi cho rằng nó là điều mà ông đã lường trước: "Dễ hiểu mà, học sinh trốn tiết vì chúng không có mối liên kết với trường học. 82% học sinh tham gia khóa học của chúng tôi đều không bao giờ tham gia các hoạt động ngoại khóa cho tới khi chúng tiếp xúc với eSports".
Ban đầu, các phụ huynh tỏ vẻ khá quan ngại cũng như lo lắng trước màn ứng dụng đột biến này của nhà trường. Thế nhưng khi nhìn vào kết quả thì có lẽ ai cũng phải giật mình khi con họ bất ngờ hứng thú hơn nhiều với việc tới trường, và điểm số thì được cải thiện một cách đáng kể. Mô hình này mà dược lan rộng thì làm gì có ai cấm đoán eSports nữa chứ.