Lý giải nguyên nhân game Việt vẫn mãi chỉ là "cậu nhóc" không chịu lớn

Sự tiến bộ của game Việt trong thời gian qua là đáng ghi nhận. Nhưng so với mặt bằng chung thị trường, game Việt cho đến nay phải nói chưa xác lập được tên tuổi trên bản đồ game quốc tế. Nguyên nhân đằng sau tinh trạng trên là gì?

Game Việt được hiểu là những sản phẩm trò chơi do chính người Việt sản xuất, trên công nghệ cho chính người mình thiết kế và tham gia vào toàn bộ chương trình phát triển và phân phối. Có thể hiện nay thị trường Việt Nam vô số tựa game được phát hành đủ mọi thể loại nhưng xin đừng ngộ nhận, vì đó chỉ là game của nước ngoài do công ty Việt phát hành, đứng ra phân phối.

1. Nước mình không có một nền tảng tốt và thiếu thốn mọi thứ

Chưa khi nào Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất game, có danh hiệu trong lĩnh vực sản xuất trò chơi điện tử. Không có truyền thống và được sự hỗ trợ tối đa từ nhiều nguồn lực, ngay cả con người nên khó có thể phát triển mảng game online. Nguyễn Hà Đông với Flappy Birtd chỉ dừng lại ở một hiện tượng, cá nhân tiêu biểu mà thôi. Thua thiệt nhiều về lĩnh vực công nghệ, nhất là trong mảng game, Việt Nam đến nay vẫn là vùng trũng trong thiết kế trò chơi điện tử.

2. Làm game vì lợi nhuận hơn là phát triển một mảng công nghệ

Phần lớn các hãng công nghệ lớn hiện nay tại Việt Nam làm về ngành game chỉ tập trung vai trò là hãng phát hành, phân phối sản phẩm chứ chưa chú trọng việc phát triển game Việt của chính mình. Những sản phẩm họ làm ra hầu hết không phổ biến trong nước mà chỉ kinh doanh trên cửa hàng ứng dụng, game thủ nước ngoài chơi với số lượng nhiều hơn.

Những game có số lượng người chơi đông chính là game được mua về Việt Nam. Các hãng đã tận dụng điều này để kinh doanh và kiếm lời. Do đó, bạn cũng nên dừng việc hỏi: "Vì sao game Việt "hút máu"?".

3. Game Việt thua trên chính "sân nhà"

Dù có những sản phẩm chất lượng được sản xuất nhưng hầu như game thủ Việt không mặn mà với sản phẩm do chính người Việt sản xuất. Hay nói cách khác, game Việt thực sự không có chỗ đứng trên chính "sân nhà" của mình. Cách duy nhất là các hãng sản xuất phải tìm thị trường nước ngoài để kiếm uses và ngậm ngùi nhượng "sân chơi" cho game (Trung Quốc, Hàn Quốc).

Để có một định hướng phát triển cho game Việt hẳn sẽ phải cần từ sự phối hợp nhiều phía. Cho đến nay, hướng đi để tạo đà sự phát triển cho trò chơi của người Việt thực sự vẫn chưa có một lối đi cụ thể và mang tính chiến lược. Đó sẽ còn là một câu chuyện dài mà không nhiều người muốn nhắc.